Quảng Nam: Tìm hướng hỗ trợ đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 12:53 - 24/06/2016
Vẫn còn ít doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề.
Mô hình đào tạo nghề của Trường cao đẳng nghề Chu Lai- Trường Hải đang phát huy hiệu quả tích cực.;
Hiện nay, tỉnh Quảng Nam có 47 cơ sở dạy nghề. Trong đó, có 2 trường cao đẳng nghề, 5 trường trung cấp nghề, 6 trường cao đẳng, trung cấp có tham gia dạy nghề, 11 trung tâm dạy nghề, 13 trung tâm giao dục nghề nghiệp- giao dục, 10 cơ sở khác có tham gia dạy nghề. Quy mô tuyển sinh, đào tạo nghề 30 000 người/ năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2015 đạt 43%.ào tạo nghề Bước đầu đã thu hút được một số doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề. Trong đó, Trường cao đẳng nghề Chu Lai – Trường Hải thuộc Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải là một điểm sáng rất đáng ghi nhận. Với qui mô đào tạo 950 người/ năm, có 200 người hệ cao đẳng, 150 người hệ trung cấp, 650 người hệ sơ cấp, tất cả các học viên sau khi tốt nghiệp đều đạt yêu cầu của vị trí công việc tại doanh nghiệp. Công ty cổ phần Giao thông vận tải hàng năm đào tạo trên 1000 học viên với các nghề như lai ô tô, điều khiển xe chuyên dụng, điều khiển các phương tiện đường thủy…Hầu hết các học viên được đào tạo nghề tại các doanh nghiệp đều có việc làm và phù hợp với chuyên môn đào tạo tại chính doanh nghiệp.
Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH chủ trì hội thảo.
Tuy nhiên, với quy mô và số lượng các cơ sở đào tạo nghề như vậy nhưng số lượng học viên tuyển dụng được và số lượng các học viên sau đào tạo tìm được việc làm cũng vẫn chưa cao. Đây chính là điều trăn trở của những người làm công tác đào tạo nghề tại Quảng Nam.
Nỗ lực tìm hướng hỗ trợ cho đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm.
Với kinh nghiệm làm công tác đào tạo tại Quảng Nam hàng chục năm, ông Nguyễn Xuân Bản, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Điện lực Miền Trung cho rằng: Đào tạo nghề hiện nay là một việc rất khó khăn, đó là một bức tranh khá ảm đạm. Hầu hết các trường đều không tuyển được học viên. Với việc hỗ trợ cho công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, ông Bản mạnh dạn đưa ra nhiều giải pháp, đang chú ý như: Đề nghị giảm mạnh chỉ tiêu đào tạo Đại học, không phân biệt loại hình cơ sở giáo dục nghề trong việc tham gia cơ chế đấu thầu, đặt hàng theo qui định hiện hành. Còn ông Đặng Đôi, Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Nam Quảng Nam đề nghị tỉnh Quảng Nam cần có chủ trương phân luồng giao dục ngay từ bậc THCS. Ông lo ngại, nếu không làm được điều này thì chỉ 5 đến 10 năm sau nguồn nhân công có tay nghề cao từ các nước khác trong khu vực sẽ dịch chuyển thay thế cho đội ngũ lao động hiện nay.
Ông Nguyễn Xuân Bản, phát biểu tại hội thảo
Ông Đặng Đôi, Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Nam Quảng Nam, phát biểu tại hội thảo.
Với việc tuyển sinh đào tạo nghề rất khó khăn, ông Nguyễn Quyết Thắng, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Nghề Quảng Nam cho rằng: Cần phải có biện pháp hỗ trợ về học phí cho các học viện cao đẳng. trung cấp nghề và nhà trường đã thực hiện thời gian qua đã đem đến hiệu quả rất tốt cho công tác tuyển sinh của Trường.
Với những lợi thế là được quan tâm đầu tư tốt, chương trình đào tạo gắn với từng vị trí việc làm tại doanh nghiệp, ông Phan Tiềm, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Chu Lai – Trường Hải cho rằng: Người lao động có nhu cầu sau đào tạo có việc làm, thu nhập ổn định, Trường cao đẳng nghề Chu Lai – Trường Hải đáp ứng được điều đó nên người lao động không đổ xô vào thi đại học mà chọn học nghề.
Ông Huỳnh Tấn Triều, Giám đốc Sở LĐ –TB & XH tỉnh Quảng Nam cho biết: Trước những khó khăn trong công tác đào tạo nghề và vấn đề gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tỉnh Quảng Nam đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng một Đề án “ Cơ chế hỗ trợ đào tạo lao động cho các chương trình, dự án trọng điểm các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam gia đoạn 2016- 2020”. Đề án đã có nhiều chính sách thiết thực hỗ trợ cho những người đi học nghề và các cơ sở đào tạo nghề. Dự kiến Đề án sẽ chính thức được ban hành trong tháng 7/2016.
Việc ban hành Đề án này có thể được coi như một cú hích, nhằm tạo ra những hiệu quả tích cực cho công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm ở Quảng Nam.