Quảng Nam: Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Phú Ninh lần thứ XVI
- Huyệt vị
- 15:01 - 16/06/2023
- Quảng Nam hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ
- Công an Quảng Nam vào TP.HCM cấp căn cước công dân cho bà con xa quê
- Quảng Nam tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội
- Huyện Phú Ninh (Quảng Nam): Hơn 500 người tham gia Ngày hội khởi nghiệp và sàn giao dịch việc làm năm 2023
Trình bày báo cáo chính trị tại đại hội, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Ninh Võ Thanh Anh nhấn mạnh, Đại hội đại biểu Hội Nông dân huyện Phú Ninh lần thứ XVI là Đại hội của tinh thần " Đoàn kết- Dân chủ-Đổi mới-Phát triển”.
Nhiệm kỳ qua, Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở đã phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước; tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và các chương trình, đề án phát triển kinh tế-xã hội. Với tinh thần đổi mới, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của nông dân nên nông nghiệp huyện nhà tiếp tục ổn định và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên đơn vị diện tích canh tác đạt 77,3 triệu đồng/ha. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 5% đã góp phần đưa tổng giá trị toàn ngành nông nghiệp đạt trên 1.215 tỷ đồng.
Về, tình hình nông dân, nông thôn: Phú Ninh là chiếc nôi đầu tiên khởi đầu xây dựng Nông thôn mới, với xã điểm Tam Phước xây dựng từ năm 2009. Đến năm 2015, huyện Phú Ninh đã được công nhận huyện Nông thôn mới (NTM). Chương trình MTQG NTM đã trở thành phong trào sâu rộng được sự hưởng ứng tích cực của nông dân. Nông dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển KT-XH, đảm bảo ANQP trên địa bàn huyện.
Công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên được các cấp Hội đặc biệt quan tâm đến nay có tổng số 11.714 hội viên, chiếm tỷ lệ 105,51% so với hộ nông dân, vượt 2,2% chỉ tiêu nghị quyết Đại hội đề ra. Trong nhiệm kỳ qua, đã hướng dẫn thành lập mới 2 chi Hội và 36 tổ Hội nghề nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực. Từng bước đổi mới nội dung, phương thức sinh hoạt chi, tổ Hội theo hướng thiết thực, sinh động, ngày càng đi vào nền nếp, thu hút được đông đảo hội viên nông dân tham gia.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất-kinh doanh giỏi được Hội tập trung chỉ đạo phát động và tổ chức thực hiện theo hướng phát triển cả bề rộng và chiều sâu có sức lan tỏa trên các lĩnh vực, trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn và đã đạt được những kết quả to lớn. Nông dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, vốn để đầu tư phát triển sản xuất.
Hội đã phối hợp với các ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân tham gia tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng các Mô hình, dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị hiệu quả như: 120 ha lúa giống hàng hóa, 02ha Ớt SV433, 35ha lúa chất lượng cao, 10ha Bưởi da xanh và hàng ngàn con lợn, gà thương phẩm, hiện nay đang tiếp tục nhân ra diện rộng. Tư vấn, cung ứng những giống cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao; tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, tham quan, học tập kinh nghiệm và xây dựng các mô hình kinh tế. Bình quân mỗi năm có trên 1.300 ha cánh đồng thu nhập cao . Các mô hình chăn nuôi heo siêu nạc, gà thịt, gà đẻ trứng ứng dụng công nghệ cao tiếp tục được duy trì và nhân rộng. Kinh tế vườn- kinh tế trang trại được quan tâm hỗ trợ phát triển. Nhân rộng và xây dựng mới 7 mô hình “Dân vận khéo” trên lĩnh vực phát triển kinh tế và giúp nhau giảm nghèo.
Nhiệm kỳ qua, đã có 45.755 lượt hộ nông dân đăng ký danh hiệu nông dân SXKDG các cấp. Các cấp Hội đã bình xét và tôn vinh được 25.165 lượt hộ, tăng bình quân hàng năm 5%. Qua đó góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người đạt 50,88 triệu đồng/người/năm 2022. Thực hiện tốt Chương trình ký kết hợp tác với các Ngân hàng nhằm hỗ trợ Nông dân về vốn vay đầu tư phát triển sản xuất nâng cao thu nhập. Tổng dư nợ từ các Ngân hàng do Hội nhận ủy thác trên 500 tỷ đồng.
Phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp & Hỗ trợ nông dân tỉnh triển khai thực hiện chương trình “Cung ứng phân bón trả chậm” hơn 2.150 tấn và cung ứng hơn 2.500 cây giống ăn quả các loại đảm bảo chất lượng cho nông dân để phát triển kinh tế vườn. Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức 52 lớp đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho gần 1.615 lao động nông thôn; tỷ lệ lao động có việc làm hơn 80%;
Hỗ trợ, hướng dẫn nông dân xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học, công nghệ theo chuỗi giá trị, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử để giới thiệu và tiêu thụ. Phối hợp tổ chức và tham gia các Hội chợ trưng bày, các phiên chợ khởi nghiệp để giới thiệu sản phẩm OCOP và sản phẩm nông nghiệp, giải quyết đầu ra cho sản phẩm góp phần phát triển kinh tế nâng cao thu nhập.
Tổ chức 29 Hội nghị triển khai các chương trình, dịch vụ hỗ trợ nông dân gắn với tập huấn sản xuất nông nghiệp. Phối hợp với Công ty Hùng Cường xây dựng Trung tâm trưng bày sản phẩm OCOP và nông nghiệp để giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng của huyện. Trực tiếp vận động và thu BHXH, BHYT tự nguyện cho hơn 600 Hội viên nông dân.
Hội đã không ngừng tăng cường huy động tạo nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân để giúp cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Tổng nguồn vốn Hội quản lý cho vay là: 9.380 triệu đồng với 210 hộ vay.
Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nông dân thành lập các Hợp tác xã, THT đạt kết quả khá tốt, đến nay đã thành lập mới 16 hợp tác xã và 42 tổ hợp tác, trong đó có 01 HTX do Hội Nông dân huyện trực tiếp chỉ đạo và triển khai xây dựng các chuỗi liên kết giá trị. Các hợp tác xã sau thành lập đã phát huy được hiệu quả, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chuyển giao tiến bộ KHKT.
Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở đã xây dựng kế hoạch cụ thể để trển khai thực hiện, phát huy vai trò chủ thể của nông dân, tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Vận động hội viên nông dân tích cực tham gia thực hiện tốt tiêu chí số 3 và tiêu chí số 10 theo Quyết định 2663 của UBND tỉnh về xây dựng “Khu dân cư NTM kiểu mẫu”.
Công tác bảo vệ môi trường được các cấp Hội quan tâm chỉ đạo, đã tổ chức phát động nhiều đợt ra quân tổng vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh, nạo vét kênh mương. Duy trì và xây dựng mới 38 mô hình thu gom rác thải. Khuyến khích nông dân sử dụng công nghệ, sản phẩm thân thiện với môi trường; vận động nông dân xây dựng 16 mô hình tuyến đường hoa, cây xanh và tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa khác góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng NTM.
Trong nhiệm kỳ 2023-2028, Đại hội đề ra mục tiêu phấn đấu 95% trở lên số hộ nông nghiệp có hội viên. 100% cơ sở, chi, tổ hội đạt tiên tiến; trong đó có 45% xuất sắc. Phấn đấu 100% chi Hội có số dư Quỹ Hội bình quân từ 100.000đ trở lên/1HV/năm. Phát triển mới 5 Chi hội nghề nghiệp và 25 tổ hội nghề nghiệp. Tập huấn, bồi dưỡng cho Cán bộ hội viên nông dân 150 người/năm. Vận động Quỹ Hỗ trợ nông dân trên địa bàn huyện phấn đấu đạt 750 triệu đồng/năm(tính cả nguồn Ngân sách).
Hằng năm có từ 60% số hộ nông dân trở lên đăng ký và phấn đấu có từ 40% -50% số hộ đăng ký đạt danh hiệu nông dân sản xuất- kinh doanh giỏi các cấp. Có từ 3-5 trang trại phát triển mới; 80% HVND thực hiện cải tạo vườn tạp chỉnh trang nhà vườn theo Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh. Vận động và hướng dẫn hỗ trợ Nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao 2.000ha. Hàng năm phối hợp đào tạo và cấp chứng chỉ nghề cho 150 lao động nông thôn; tỷ lệ có việc làm 80% trở lên.
100% cơ sở Hội tổ chức thực hiện đầy đủ các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân, trong đó dịch vụ cung ứng phân bón trả chậm phấn đấu đạt bình quân 800 tấn/năm. 100% cán bộ Hội và 90% hội viên, nông dân được tuyên truyền, học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Hội cấp trên. Hằng năm 98% hộ gia đình nông dân đạt gia đình văn hóa. 100% cơ sở Hội triển khai thực hiện tốt công tác an sinh xã hội. Vận động nông dân tham gia BHYT đạt 99% ; tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 30%. 100% cơ sở Hội hướng dẫn thực hiện phân loại rác thải tại nguồn gắn với xử lý nguồn rác hữu cơ. Phấn đấu thực hiện trên 500 hộ/năm.