THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 11:47

PMI tháng 8 của Việt Nam tiếp tục giảm ở mức dưới 50 điểm


PMI tháng 8 của Việt Nam tiếp tục giảm ở mức dưới 50 điểm - Ảnh 1.

Theo báo cáo mới nhất của IHS Markit, Chỉ số nhà quản lý thu mua (PMI) tháng 8 của Việt Nam đạt mức 45,7 điểm, giảm 1,9 điểm so với tháng 7. Đây là lần giảm thứ hai liên tiếp, sau lần tăng trở lại lên trên 50 điểm trong tháng 6. Chỉ số PMI đạt trên 50 điểm cho biết nền kinh tế cải thiện các điều kiện kinh doanh so với tháng trước, và ngược lại, nếu chỉ số ở mức dưới 50 điểm nghĩa là nền kinh tế có sự suy giảm.

Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng đơn hàng mới và sản lượng đều giảm vì sức cầu yếu. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất gia công có tốc độ giảm nhanh nhất và các đơn hàng xuất khẩu mới giảm mạnh nhất. Đồng thời, số lượng đơn đặt hàng mới tăng trưởng âm khiến tỷ lệ sử dụng lao động bị thu hẹp.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng hàng tồn kho có xu hướng tăng trong tháng này. Tuy vậy, nhà sản xuất đã chủ động giao hàng ngay khi hoàn thiện sản phẩm cho đối tác để tránh tình trạng còn nhiều hàng tồn kho tăng cao.

Giá nguyên vật liệu đầu vào được ghi nhận tăng tháng thứ ba liên tiếp trong năm nay. Chi phí đầu vào của hoạt động sản xuất tăng phần lớn do đứt gãy chuỗi cung ứng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu. Do vậy, thời gian giao hàng của nhà cung cấp cũng chậm trễ hơn.

Đối mặt với những thách thức liên quan đến giá cả nguyên liệu đầu vào tăng khiến chi phí sản xuất bị đội lên, nhiều nhà sản xuất đã chọn cách giảm giá hàng hoá. Tình trạng này đã diễn ra trong suốt 7 tháng qua và các chuyên gia ước tính sẽ còn kéo dài đến hết quý III.

Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, ông Andrew Harker nhận định kết quả PMI tháng 8 cho thấy tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Việt Nam kéo dài hơn so với kỳ vọng khiến hoạt động sản xuất gặp nhiều thách thức, cụ thể như sức cầu giảm khiến sản lượng hàng hóa bán ra cũng giảm.

Đồng thời, tỷ lệ mất việc ở Việt Nam được ghi nhận là cao thứ hai trong 9 năm qua. Hiện nay, các nhà sản xuất vẫn đang hy vọng dịch Covid-19 sớm được kiểm soát để hoạt động sản xuất sớm phục hồi, như kết quả tháng 6 vừa qua (51,1 điểm).

Dù vậy, nếu so sánh với tháng 4 - thời điểm đỉnh dịch Covid-19 diễn ra và Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội thì kết quả PMI tháng 8 được IHS Markit cho rằng vẫn còn nhiều điểm sáng. Theo đó, nhà sản xuất tin rằng tỷ lệ sản lượng và đơn đặt hàng mới sẽ được cải thiện trong năm tới khi dịch Covid-19 sớm được kiểm soát.

IHS Markit nhấn mạnh rằng nếu so sánh với thời điểm đỉnh dịch Covid-19 diễn ra hồi tháng 4, khi người dân phải thực hiện giãn cách xã hội thì kết quả PMI tháng 8 của Việt Nam vẫn còn nhiều điểm sáng.

Hồi tháng 7, PMI của Việt Nam đạt 47,6 điểm, giảm 3,5 điểm so với tháng 6. Điều này là do số lượng đơn đặt hàng và sản lượng đơn hàng mới đều tăng trưởng âm bởi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Kể từ đà tăng lần thứ 2 trong năm vào tháng 6, đến tháng 7, ngoại trừ hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng tăng, số lượng đơn hàng mới trong hoạt động sản xuất hàng hóa trung gian và đầu tư cơ bản đều quay lại đà giảm.

Nguyên nhân chính là việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội khiến hạn chế việc đi lại và cầu xuất khẩu suy yếu. Kèm theo đó, số lượng việc làm cũng giảm mạnh, nhiều người lao động đã quyết định nghỉ việc để tìm các công việc mới.

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều nhà sản xuất đã quyết định cắt giảm việc mua hàng hoá, nguyên liệu sản xuất đầu vào và hàng tồn kho.

 

Q.L

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh