THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 02:53

Plan khởi động chiến dịch 247 ngày hành động vì bình đẳng giới

Các em học sinh mạnh dạn chia sẻ ý kiến về bất bình đẳng tại sự kiện. Nguồn: Plan.


Bạo lực học đường được biết đến như một vấn đề toàn cầu với những ảnh hưởng xấu đến việc học tập, sức khỏe và phát triển của học sinh nam và nữ. Ở Việt Nam, quan niệm về giới của người Việt Nam bị ảnh hưởng sâu sắc của chế độ phụ hệ, theo đó nam giới được thừa hưởng sự ưu ái và quyền lực hơn nữ giới. Xuất phát từ quan niệm này, bạo lực trên cơ sở giới được chấp nhận rộng rãi và được coi là bình thường trong xã hội, trong đó có trường học.

Kết quả nghiên cứu của tổ chức Plan International Việt Nam với 3,000 học sinh đến từ 30 trường THCS và THPT tại Hà Nội năm 2014 cho thấy 79% học sinh (84% em nam và 74% em nữ) cho biết mình đã từng trải qua một trong các hành vi bạo lực tại trường học. Bạo lực trên cơ sở giới (BLTCSG) gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sự phát triển về tâm hồn và gây ra các hậu quả lâu dài về sức khỏe. Nó cũng đặt các em học sinh trước các rủi ro về bỏ học hoặc sa sút kết quả học tập.

 

Sự kiện truyền thông vì bình đẳng giới tại THCS Dân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Nguồn: Plan.

 

Trong khuôn khổ Dự án Trường học An toàn Thân thiện và Bình đẳng do Tổ chức Plan International Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai tại 5 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình, Quảng Trị và Kon Tum, 47 trường học đã khởi động chiến dịch “Girl Gets Equal” của Tổ chức Plan International, Năm An toàn cho Phụ nữ và Trẻ em được Thủ tướng Chính phủ phát động ngày 6/3 tại Hà Nội.

Phát biểu tại một trong những sự kiện được tổ chức, bà Sharon Kane, Giám đốc Quốc gia của tổ chức Plan International Việt Nam cho biết: “Girls Get Equal là chiến dịch toàn cầu được phát động bởi Tổ chức Plan International nhằm kêu gọi các bên cùng hành động để tạo ra sự công bằng, tôn trọng và tự do cho em gái và phụ nữ. Girls Get Equal đảm bảo mọi em gái và phụ nữ trẻ có được sức mạnh để làm chủ cuộc sống của họ và làm chủ cộng đồng và thế giới xung quanh họ”.

MINH CHÂU

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh