THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:56

Phương pháp STAR giúp loại bỏ cảm giác lo lắng, hồi hộp, căng thẳng trước buổi phỏng vấn xin việc

Sau một thời gian dài giãn cách xã hội để chống lại sự lây lan đang độ phức tạp của dịch bệnh, nhiều công ty cũng đã rục rịch trở lại, bắt đầu những hoạt động đầu tiên như thường nhật.

Thời điểm này cũng là lúc để những nhân sự chẳng may bị cắt giảm cách đây chưa lâu do đại dịch, quay trở lại guồng quay, tìm kiếm công việc mới cho bản thân mình. Tìm việc mới đồng nghĩa với việc những buổi phỏng vấn, trao đổi với công ty sẽ diễn ra thường xuyên.

Những buổi phỏng vấn là cơ hội để người lao động có thể bộc bạch bản thân, vẽ ra một hình ảnh chân thật cũng như hấp dẫn nhất về bản thân mình để trở thành mảnh ghép phù hợp mà nhà tuyển dụng mong muốn.

Khó khăn khi đối mặt những câu hỏi mang tính hành vi của nhà tuyển dụng, dân công sở cần thuần thục phương pháp STAR - Ảnh 1.

Vậy đâu là phương pháp để người lao động có thể có một buổi phỏng vấn thành công, gây ấn tượng cũng như tạo thiện cảm cho nhà tuyển dụng qua đó có được công việc mình cần? Có một phương pháp mang tên STAR giúp loại bỏ cảm giác lo lắng, hồi hộp, căng thẳng trước buổi phỏng vấn.

Phương pháp STAR là gì?

STAR (Situation – Task – Action – Result) là mô hình cho phép chúng ta trả lời trực tiếp các câu hỏi bằng cách tuân theo trình tự nhất định trong từng lời đáp; hay nói cách chuyên môn hơn, STAR giúp trả lời các câu hỏi mang tính hành vi. Cụ thể, kỹ thuật phỏng vấn STAR được áp dụng đối với các câu hỏi yêu cầu giải đáp những tình huống thực tế chúng ta đã thực hiện, xử lý và những trải nghiệm mang lại.

Khó khăn khi đối mặt những câu hỏi mang tính hành vi của nhà tuyển dụng, dân công sở cần thuần thục phương pháp STAR - Ảnh 2.

Các bước trong mô hình STAR

Tình huống (Situation): Mô tả tình huống và những chi tiết kèm theo. Tức là người phát ngôn kể lại tình huống, bối cảnh mà mình thực hiện, với các thông tin như bạn là ai trong tình huống, sự việc đó – WHO; sự việc đó diễn ra khi nào – WHEN và diễn ra ở đâu – WHEN.

Nhiệm vụ (Task): Thuật lại nhiệm vụ chính của bạn trong tình huống này là gì. Tức là nói về việc vai trò, trách nhiệm, công việc nào mà bạn đảm nhận trong tình huống, sự việc đó. Với các thông tin cụ thể là bạn phải làm cái gì – WHAT và với lý do nào – WHY.

Hành động (Action): Diễn tả từng bước cụ thể cách thức bạn thực hiện, và giải quyết sự việc đó như thế nào – HOW.

Kết quả (Result): Chia sẻ kết quả đạt được từ những hành động của bạn.

Ứng dụng kỹ thuật STAR với 4 bước tiêu chuẩn:

Khó khăn khi đối mặt những câu hỏi mang tính hành vi của nhà tuyển dụng, dân công sở cần thuần thục phương pháp STAR - Ảnh 3.

1. Tìm một ví dụ điển hình nhất phù hợp câu hỏi

Sự khởi đầu luôn quan trọng để bắt đầu áp dụng mô hình STAR. Chúng ta cần tìm ra một tình huống phù hợp nhất trong số những trải nghiệm từ quá khứ. Thông thường, chúng ta không thể nắm bắt được suy nghĩ và những câu câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì vậy, để chiến thuật STAR được xây dựng một cách hoàn thiện ngay từ ban đầu, chúng ta nên chuẩn bị sẵn một số câu chuyện mà bản thân có thể tự linh hoạt thay đổi nhằm thích ứng với mọi câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đưa ra.

Nghĩ về những thành quả bạn gặt hái được trước đây và sắp xếp câu chuyện của chúng theo mô hình STAR. Đó là bước chuẩn bị cần thiết cho bạn. Nếu gặp khó khăn trong việc kết nối nội dung câu chuyện, hãy thoải mái xin phép nhà tuyển dụng một vài phút để tập trung suy nghĩ. Câu trả lời ấn tượng sau vài phút suy nghĩ sẽ có giá trị hơn một câu trả lời vội vàng nhưng trống rỗng.

Khó khăn khi đối mặt những câu hỏi mang tính hành vi của nhà tuyển dụng, dân công sở cần thuần thục phương pháp STAR - Ảnh 4.

2. Sắp xếp lại các tình huống

Màn “chào sân” ấn tượng bằng việc tìm ra câu chuyện của chính mình là cơ sở quan trọng để thực hiện bước tiếp theo. Đã đến lúc chúng ta sắp xếp các tình huống trong câu chuyện một cách cụ thể và hợp lý nhất. Hãy thông minh trong việc tổ chức sắp xếp các tình tiết diễn ra trong câu chuyện, có thể thêm những chi tiết để tạo sự lôi cuốn nhưng vẫn phải cân nhắc.

Mục tiêu là vẽ ra một bức tranh cụ thể nhất và nhấn mạnh vào trọng tâm của nó để kết quả mà chúng ta thể hiện sau đó ấn tượng hơn nhiều. Một nguyên tắc giúp áp dụng thành công kỹ thuật STAR chính là sự đơn giản. Trả lời ngắn gọn, dễ hiểu, đúng vấn đề, đừng trả lời dài dòng và chỉ tập trung vào những gì thật sự liên quan đến câu hỏi.

Khó khăn khi đối mặt những câu hỏi mang tính hành vi của nhà tuyển dụng, dân công sở cần thuần thục phương pháp STAR - Ảnh 5.

3. Nhấn mạnh nhiệm vụ và cách thực hiện

Ở bước này, chúng ta cần chia sẻ chi tiết với nhà tuyển dụng phần công việc đã thực hiện. Một lưu ý đồng thời sẽ là một điểm cộng đó là nên mô tả chân thật những công việc chúng ta làm để nhà tuyển dụng dễ đánh giá. Khi tận tâm và có trách nhiệm với phần việc được giao, chúng ta mới có thể chia sẻ rõ ràng và chi tiết.

Khi đã nêu ra công việc chi tiết, đã đến lúc chúng ta đi vào chi tiết giải thích việc mình đã làm. Hãy kể ra và kèm những dẫn chứng về số liệu xác thực thay vì những lời nói mơ hồ.

Khó khăn khi đối mặt những câu hỏi mang tính hành vi của nhà tuyển dụng, dân công sở cần thuần thục phương pháp STAR - Ảnh 6.

4. Trình bày kết quả mang lại

Kết quả chính là đánh giá xác thực nhất cho toàn bộ trải nghiệm của chúng ta. Điều chúng ta cần làm là chia sẻ với nhà tuyển dụng bài học, giá trị, hoặc những kinh nghiệm rút ra từ công việc/dự án.

Nhà tuyển dụng có xu hướng không mấy quan tâm đến những gì chúng ta đã làm nhưng nếu kết quả là một sự bất ngờ (vượt những chỉ tiêu) thì đó sẽ là màn chốt hạ tuyệt vời. Hãy chia sẻ thật kết quả, bày tỏ những hạn chế và các giải pháp khắc phục (nếu có) vì người thành công luôn biết cách nhận ra những bất cập còn tồn đọng.

Mô hình STAR tuy còn mới mẻ nhưng nếu luyện tập thường xuyên, chúng ta có thể dễ dàng chinh phục những câu hỏi khó từ nhà tuyển dụng.

Louis

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh