THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 01:46

Tìm phương án bảo tồn, tu bổ, phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan

Quang cảnh Hội thảo Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan

 

Chiều 17/9. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội thảo Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan.

Hải Vân Quan là công trình di tích lịch sử tọa lạc trên núi Hải Vân thuộc địa giới hành chính của thị trấn Lăng Cô (H. Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Đây là cửa ải quan trọng trấn giữ đường thiên lý Bắc - Nam có từ thời Lê. Dưới thời triều Nguyễn, năm 1826, vua Minh Mạng cho xây dựng Hải Vân Quan thành một trong những tổ hợp công trình để phòng thủ cho Kinh đô Huế cũng như giám sát các hoạt động ở cửa biển Đà Nẵng. 

Ngày 14/4, Hải Vân Quan được Bộ Văn hóa, Thể thaoDu lịch xếp hạng di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia tại Quyết định số 153. Từ ngày 5/5 đến 3/9, Bộ này đã cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia tiến hành khai quật khảo cổ tại di tích Hải Vân Quan trên diện tích 600 m2.

Với diện tích gần 900m2 khai đào tại 4 mặt lũy thành và trong lòng khu di tích, kết quả khảo cổ đã làm xuất lộ hoàn toàn các dấu tích nền móng kiến trúc còn lại của di tích Hải Vân Quan thời Nguyễn như: bậc cấp, lối đi của 2 cổng, hệ thống tường thành, pháo nhãn cùng dấu vết nền móng kiến trúc nhà Trú Sở và Vũ Khố. Ngoài ra, trong quá trình khai quật cũng đã phát lộ nhiều dấu tích kiến trúc được xây dựng trong giai đoạn từ 1946 đến 1975, khi quân đội Pháp và Mỹ đồn trú tại đây.

Di tích Hải Vân Quan là một di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, quân sự vô cùng đặc biệt với quy mô và kết cấu quy chuẩn của một lũy thành phòng thủ. Nơi đây luôn giữ một vị trí chiến lược quan trọng trong công cuộc dựng nước và giữ nước, không chỉ của các triều đại quân chủ Việt Nam trước đây mà còn có giá trị trong giai đoạn hiện nay. Di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia là sự khẳng định những giá trị vốn quý của di tích và cần được bảo tồn, tôn tạo và phát huy. Do đó, việc bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị của di tích trong giai đoạn này là hết sưc cấp thiết, góp phần gìn giữ di sản văn hóa của dân tộc, phát triển kinh tế, du lịch..., phục vụ công tác xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế. Trong đó, việc tiến hành nghiên cứu, khai quật khảo cổ học nhằm xác định những dấu tích nguyên gốc của di tích là hết sức quan trọng và cớ ý nghĩa khoa học cao.

Theo đó, giải pháp tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích Hải Vân Quan theo đề xuất của đơn vị tư vấn bao gồm 2 phương án:

Phương án 1: Phục hồi toàn bộ các công trình phía trong ranh giới vùng I bảo vệ di tích, một đoạn tuyến đường Thiên Lý đi về phía Huế và đường dốc đi về phía Đà Nẵng vào thời kỳ nhà Nguyễn. Các công trình nằm giữa ranh giới vùng bảo vệ I và II của di tích (các công trình xây dựng giai đoạn 1945-1975) sẽ được bảo tồn Hải Vân Quan khoảng đầu thế kỷ 20 thích nghi. Phương án cụ thể, đối với Hải Vân Quan là tháo dỡ toàn bộ các lô cốt phía trên cửa Quan đến nền gốc tích thời Nguyễn. Tu bổ cửa Hải Vân Quan và Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan theo các dấu tích nguyên gốc. Phục hồi thay thế nền cổng lát đá Thanh, hệ thống cối cổng đá Thanh, tường xây gạch vồ. Đối với Nhất Hùng Quan, gia cố, chống nứt, chống thấm cho các khối xây; phục hồi lan can xây gạch vồ chia ô hộc và trang trí trên nóc theo tư liệu; phục hồi hệ thống cửa ván ghe[s con tiện gỗ. Đối với hệ thống tường Thành nhà Nguyễn, phục hồi các tường thành nhà Nguyễn bằng đá hộc theo dấu vết khảo cổ học và dấu vết tường hông Hải Vân Quan và Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan; phục hồi 6 khẩu pháo thần công theo tư liệu đo đạc của ông H. Cosserat mô tả trong “Lũy phòng thủ trên đèo Hải Vân”...

Phương án 2: Bảo tồn nguyên trạng toàn bộ các công trình được xác định có trước giai đoạn 1975 đặc biệt là thời kỳ chiến thắng Đồn Nhất.

Về giải pháp tôn tạo, chiếu sáng mỹ thuật và chiếu sáng sân đường. Đối với cảnh quan thì trồng cỏ, trồng cây xanh bóng mát và cảnh quan. Hệ thống cấp nước, thoát nước và hệ thống phòng cháy chữa cháy, chống sét... Dự án bảo tồn- tu bổ- phục hồi và phát huy giá trị Di tích Hải Vân Quan sẽ góp phần bảo tồn giá trị lịch sử và một phần nghệ thuật quân sự của tiền nhân trong quá trình dựng nước và giữ nước. Sau khi bảo tồn- tu bổ- phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan sẽ là điểm đến hấp dẫn cho du khách, gìn giữ những giá trị văn hóa- nghệ thuật-kiến trúc đặc sắc của cha ông ta trong giai đoạn lập đất giữ đất.  Trong giai đoạn tiếp theo của tỉnh Thiên Huế Huê và TP Đà Nẵng cần có dự án nghiên cứu đầu tư hạ tầng và chỉnh trang bộ mặt khu vực dịch vụ phía ngoài vành đai 2 bảo vệ di tích các công trình như: nhà tiếp đón, giới thiệu, bãi đổ xe, khu kiot dịch vụ.. tạo bộ mặt cảnh quan cho di tích cũng như tiện nghi phục vụ, sự an toàn cho khách du lịch tại địa điểm này. 

Theo phương án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan, đơn vị từ vấn đề xuất phương án dùng nguồn kinh phí để thực hiện dự án là: sẽ được lấy từ nguồn ngân sách, nguồn thu của địa phương và các nguồn tài trợ, xã hội hóa khác. Tổng mức đầu tư là hơn 23,250 tỷ đồng.  Trong khi đó, phương án kinh doanh, khai thác di tích sẽ không tính toán phần hiệu quả kinh doanh khai thác do Hải Vân Quan là công trình Di tích văn hóa - Lịch sử - Nghệ thuật phục vụ phát triển các mục tiêu văn hóa, xã hội lâu dài.

Di tích Hải Vân Quan. Ảnh: Nguyễn Đông

 

Tại Hội thảo Hội thảo Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan đa số các ý kiến đến từ những nhà quản lý, nhà nghiên cứu đều nghiêng về phương án thứ nhất.

Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, với giá trị lịch sử cũng như theo thống kê, lượng khách đến với Hải Vân Quan không ngừng tăng lên theo từng năm. Do đó, việc bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan là rất cần thiết. Việc tu bổ công trình này cần phải bảo đảm sự hài hòa của  nhiều yếu tố.

Trong khi đó, cả Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, ông Nguyễn Quang Trung Tiến - những người am hiểu rất sâu về Hải Vân Quan đều nhất trí với phương án tu bổ số 1, nhưng cần lưu ý thêm 1 vài chi tiết. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa cho rằng trong công tác tu bổ, phát huy giá trị của Hải Vân Quan nhất thiết phải có khu vực dịch vụ phục vụ du khách, người tham quan, như: bãi đỗ xe, nhà cán bộ quản lý, khu gian hang lưu niệm, nhà vệ sinh… Đặc biệt, nhà nghiên cứu lưu tâm các cơ quan quản lý, các đơn vị thực hiện cần phải đặt dự án trong tổng thể không gian cảnh quan của Hải Vân Quan. Nếu không, việc tu bổ sẽ phá vỡ cấu trúc của di tích.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Trung Tiến – nguyên Trưởng Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Huế cho rằng, việc tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị của Hải Vân Quan nhất thiết phải bảo tồn, lưu giữ lại toàn bộ kiến trúc trong xuyên suốt lịch sử hình thành, tồn tại của công trình, kể cả những phần được xây dựng trong thời Pháp thuộc, đế quốc Mỹ xâm lược, chiếm đóng.

THẢO VI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh