THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:05

Phụ nữ Đồng Tháp giúp nhau xóa nghèo, làm giàu

Được biết đến nay, riêng Hội PN thị trấn Mỹ Thọ huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã mở được hàng chục lớp lớp đào tạo nghề đan lục bình hoàn toàn miễn phí, với gần hàng ngàn hội viên tham gia. Sau khóa học Hội PN đã giới thiệu các chị nhận hàng gia công, giới thiệu đầu ra cho sản phẩm, đồng thời còn trở thành nơi cung ứng lao động cho nhiều cơ sở đan lục bình trong và ngoài thị trấn. Các lớp học không phân biệt tuổi tác, trình độ mà thu nhận tất cả những phụ nữ yêu thích và muốn học nghề để có cơ hội về việc làm vươn lên thoát nghèo. Nhờ đó mà nhiều phụ nữ đã có việc làm tại các cơ sở đan lục bình, hoặc nhận nguyên liệu về gia công tại nhà, tăng thêm thu nhập đáng kể.

 

 

 Trồng, thu hoạch, sơ chế lục bình làm nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở đan mỹ nghệ ở địa phương đã giúp tăng thu nhập cho nhiều hộ phụ nữ

 

Tổ hợp đan lục bình của chị Lương Thị Thảo ở khóm Mỹ Phú Cù Lao, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, có hàng chục thợ vừa làm việc, vừa hướng dẫn cho nhau những cách đan lục bình kiểu mới. Đây là một cơ sở đan lục bình đang làm ăn hiệu quả, giúp nhiều chị em có khoàn cảnh khó khăn có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.  Được biết, khoảng 10 trước từ tỉnh Bắc Giang hai vợ chống chị Thảo lặn lội vào Đồng Tháp lập nghiệp với hai bàn tay trắng, hoàn cảnh rất nghèo, ai thuê gì làm nấy, từ việc chăn nuôi heo thuê, đến trồng lúa mướn. Dù rất chăm chỉ làm lụng đầu tắt mặt tối ngoài đồng ruộng, nhưng gia đình chị vẫn không hết nghèo. Không nản chí, chị luôn có ý thức vươn lên với quyết tâm tìm học bằng được một nghề nào đó để ổn định cuộc sống.

 

  Nhiều phụ nữ vừa học, vừa làm nghề đan mỹ nghệ lục bình xuất khẩu đã có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định vươn xóa nghèo và làm giàu

Rồi cơ hội đã đến với chị, khi một lần đi họp Hội PN, chị biết Hội đang phối hợp với Công ty Sao Mai mở lớp dạy nghề đan lục bình dành cho các hội viên, nên chị đã theo học. Vốn cần cù chịu khó học hỏi, chỉ sau nửa tháng học nghề chị đã được công ty giao hàng về nhà gia công. Thấy nghề đan lục bình cũng dễ học và có thu nhập đáng kể, chị đã mời thêm một số chị em ở trong khóm đến để hướng dẫn, cùng mình đan lục bình. Hiện nay cơ sở của chị Thảo đã trở thành nơi cung cấp sản phẩm cho thị trấn Mỹ Thọ, xã An Bình, huyện Cao Lãnh. Nhờ phát triển nghề đan lục bình mà gia đình chị Thảo không chỉ thoát nghèo bền vững, mà còn có của để dành, đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất.

 

 Nhiều chị em sau khi được học nghề trong một thời gian đã trở thành những người thợ lành nghề tự tạo việc làm và nhận đan gia công cho các cơ sở đan lục bình mỹ nghệ ở địa phương với thu nhập cao

 Nhiều chị em phụ nữ cho biết, kỹ thuật đan lục bình cũng đơn giản, chỉ cần được hướng dẫn sơ qua vài lần là mọi người đều làm được. Đầu tư vào nghề này cũng không đòi hỏi nhiều vốn liếng, sau giờ làm việc ngoài đồng ruộng, hay nội trợ trong gia đình, lúc rảnh rỗi chị em đều có thể tranh thủ đan hàng. Nếu đã đan thành thạo mỗi ngày một người có thể đan hoàn chỉnh được từ 1 – 2 sản phẩm, mỗi sản phẩm được khoảng 30.000đ. Hiện nay có những hộ nghèo thiếu đất sản xuất, hoặc không có đất sản xuất đã nhận nguyên liệu về cả nhà cùng làm, mỗi tháng cũng có thu nhập khoảng 3 triệu đồng – 4 triệu đồng/tháng. Nguyên liệu chính để đan là lục bình được vớt từ ngoài sông, suối, kênh rạch mang về phơi khô và ủ với lưu huỳnh để giữ màu sắc đẹp hơn.


  Nghể đan lục bình mỹ nghệ cũng không đòi hỏi kỳ công, chỉ cần học trong một thời gian ngắn là mọi thành viên trong gia đình có thể tham gia vào quy trình gia công tại gia

 

 Những sản phẩm mỹ nghệ từ lục bình được khách hàng nước ngoài yêu thích, bởi sự mềm mại, dẻo dai của nó. Đặc biệt là chúng thích ứng được với mọi nhiệt độ, nóng không bị giòn, lạnh không bị cứng. Do đặc tính ưu việt này nên lục bình được sản xuất ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau như: Chụp đèn ngủ, chiếu, thảm, giỏ xách, tủ nhà bếp, đĩa đựng trái cây, kệ đựng rượu, bộ salon, dép dành để mang trong phòng.


Sản phẩm đan mỹ nghệ từ lục bình ngày càng phong phú, đa dạng về mẫu mã, hình thức đẹp, chất lượng bền nên luôn đáp ứng nhu cầu khách hàng của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ

Nếu trước dây đôi dép để đi trong nhà được bện bằng bẹ chuối khô đã có nhiều ưu điểm, thì giờ đây đôi dép làm bằng cọng lục bình càng làm cho khách hàng nước ngoài thích thú hơn. Các sản phẩm được đan bằng lục bình từ các cơ sở sản xuất ở Đồng Tháp nói riêng và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung vì thế ngày càng tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu sang các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Nga, Hà Lan…Chính vì thế, cây lục bình, một loài cây thủy sinh tưởng chỉ là thứ bỏ đi ấy, nay đã thực sự trở thành cây “xóa đói giảm nghèo” không chỉ của Đồng Tháp mà của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

 

Lương Định/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh