THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:32

Nam miền Trung: Chống dịch bệnh sau lũ lụt

 

Không để dịch bùng phát

Theo Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa thì từ cuối tháng 10/2016 đến những ngày cao điểm của nước lũ vừa qua, số bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu chảy, nhiễm các loại vi rút tăng cao. Có ngày hàng chục bệnh nhân đã phải nhập viện. Thời tiết thay đổi, lượng nước bẩn tràn vào các khu dân cư cũng là nguyên nhân phát sinh ra các loại dịch bệnh nguy hiểm. Bệnh viện nhiệt đới Khánh Hòa cũng liên tục tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị dịch tả, nhiễm các loại vi rút, sốt siêu vi. Theo bệnh viện này cho biết thì;  số ca mắc bệnh tay chân miệng điều trị tăng đột biến với mùa mưa bão vừa diễn ra. Đặc biệt, trong 8 ngày cao điểm của các trận lũ lụt đầu tháng 11 này, bệnh viện  tiếp nhận điều trị gàn 70 ca bị tiêu chảy, trong đó có 25 ca bị tiêu chảy do vi rút rota, loại vi rút rất dễ lây lan thành dịch và dễ gây nguy hiểm cho cộng đồng dân cư, nhất là với những người có sức đề kháng yếu như người già, trẻ con dễ dàng bị vi rút này xâm nhập. Bên cạnh đó, viêm gan vi rút A, E, một số bệnh như: đau mắt đỏ, viêm tai giữa nhiễm khuẩn cũng diễn biến phức tạp. Ngay sau khi hết lũ, Bệnh viện đã phối hợp với hệ thống y tế từ tuyến xã, phường đến tỉnh đã tăng cường tuyên truyền và có các biện pháp dập dịch như phun hóa chất, phun thuốc diệt trùng trên diện rộng…

 

                                                  Hướng dẫn phòng chống dịch đến từng người dân

Các tỉnh Phú Yên, Bình Định cũng có nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh này. Tại Phú Yên trong đợt lũ lụt toàn tỉnh ghi nhận 2.224 ca mắc sốt xuất huyết, sốt siêu vi, 1.200 người mắc dịch tả và các loại dịch bệnh nguy hiểm khác. Ở Bình Định cũng có trên 800 người mắc bệnh sốt xuất huyết, gần 1400 người mắc bệnh dịch tả, chân tay miệng. Những ổ dịch và người bị dịch nhiều nhất tập chung ở các huyện bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lụt vừa qua.

Trước tình hình này, Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa đã mua bổ sung thêm 40 cơ số thuốc. Ngoài ra, đã cấp phát hóa chất khử khuẩn cho các Trung tâm Y tế ở huyện, thị xã, thành phố và có chỉ đạo cần phải thực hiện nghiêm việc phun hóa chất và các loại thuốc dập dịch đến tận các ngõ ngách, hẻm phố. Đặc biệt, sau khi phun còn cử đội tuyên truyền đến từng nhà dân để truyền đạt các biện pháp phối hợp đối phó và chặn đứng dịch bệnh.

 Tại Phú Yên cũng đã cấp 410kg Cloramine-B kịp thời xử lý giếng nước. Viện Pasteur Nha Trang hỗ trợ thêm 300kg Cloramine-B. Bộ Y tế cũng hỗ trợ thêm cho Phú Yên 30.000 viên Aquatabs, 500 lít Permethrin; 10 máy phun ULV…để tiến hành khống chế và quyết tâm không cho dịch bệnh lan rộng. Tại Bình Định, ngành y tế cũng đã kịp thời cấp phát các loại thuốc chống dịch xuống tận xã, phường đồng thời kết tiến hành kiểm nghiệm các giếng nước, đến khi nào bảo đảm không còn ô nhiễm mới cho người dân sử dụng.

 “Đến viện ngay khi có biểu hiện lạ”

 

                                                     Có biểu hiện lạ hãy đến ngay bệnh viên

Đó là khuyến cáo chung của ngành y tế các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định đối với người dân trong các vùng có dịch bệnh bùng phát. Theo Sở Y tế Phú Yên thì; Dù đã tăng cường công tác tuyên truyền và cấp phát thuốc đến các hộ gia đình, nhưng bệnh dịch có nhiều diễn biến phức tạp nên ngay khi thấy các dấu hiệu như tiêu chảy cấp, phát ban nhiều, sốt không rõ nguyên nhân…người dân cần đến cơ sở y tế ngay. Có thể một số loại vi rút gây bệnh nhờn thuốc đã phát nên cần chuyển sang phác đồ điều trị khác. Ngành y tế cũng đã lập các đoàn cơ động để liên tục giám sát, phát hiện sớm các loại dịch bệnh tả, lỵ, ngộ độc thực phẩm sau lũ lụt và xử lý sớm không để hậu quả nặng nề. Các bệnh viện trong địa bàn tỉnh cũng luôn trong tư thế sẵn sàng, phải chuẩn bị đủ điều kiện cho việc khám, chữa bệnh, cấp cứu. Khi có bệnh nhân đến phải tiếp nhận ngay.

 Ông Bùi Xuân Minh, Giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa cũng cho biết; Đã chỉ đạo bằng văn bản đến các bệnh viện phải túc trực 24/24 giờ để tiếp nhận các bệnh nhân bị dịch bệnh sau đợt lũ lụt cao điểm vừa rồi. Bên cạnh đó phải chủ động có các phương án bảo vệ, đảm bảo tuyệt đối cho người bệnh giảm những nguy cơ biến chứng. Đội tuyên truyền của Sở Y tế cũng thông báo người dân có dấu hiệu lạ, uống thuốc không giảm thì đến bệnh viện ngay. 

Đông Hưng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe khi tập luyện ngoài trời

Những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe khi tập luyện ngoài trời

Tập thể dục mùa hè nhưng cũng đừng quên bảo vệ mình khỏi nắng nóng nhé. Uống đủ nước, chọn thời điểm mát mẻ, mặc đồ thoáng mát, bôi kem chống nắng, lắng nghe cơ thể và điều...
3 tháng trước