CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:10

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Không thể nói đào tạo tốt, dạy tốt mà thiếu giáo viên

 

Tuy nhiên, hiện nay chất lượng của một bộ phận giáo viên không đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Việc kiểm định chất lượng các trường sư phạm chưa được thực hiện tốt. Theo Phó Thủ tướng, tình trạng điểm tuyển sinh đầu vào của một số trường sư phạm thấp không phải tất cả là do chất lượng đào tạo kém. Vẫn có một số trường tốt cả về điều kiện, cơ sở vật chất lẫn đội ngũ cán bộ, giảng viên, những người tâm huyết và rất giỏi. Nguyên nhân chính là sinh viên sư phạm ra trường khó tìm việc, hiện ngành nào đào tạo ra có việc làm ngay, thu nhập cao, ổn định thì sẽ nhiều người đăng ký vào.

 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "Nếu không thống kê chính xác nhu cầu đầu ra thì hoạt động đào tạo sư phạm như hiện tại sẽ gây lãng phí nguồn lực rất lớn". Ảnh:VGP

Trên quan điểm “bảo đảm đầu ra là yếu tố quyết định”, Phó Thủ tướng cho rằng nếu không thống kê chính xác nhu cầu "đầu ra" thì hoạt động đào tạo sư phạm như hiện tại sẽ gây lãng phí nguồn lực rất lớn. “Phải xem lại ngay chỉ tiêu các trường sư phạm. Nếu đào tạo sinh viên ra mà không xin được việc sẽ như thế nào? Không thể nói cái gì thiếu thì đào tạo còn thừa thì không quan tâm. Đây là trách nhiệm của Bộ GD-ĐT”.

“Ngành giáo dục cũng phải đánh giá thật sát nhu cầu giáo viên, từ tổng biên chế đến từng cấp, từng môn, từng nơi, nhằm khắc phục hiện tượng thừa, thiếu cục bộ, thừa môn này, thiếu môn kia, thừa cấp này, thiếu cấp kia. Không thể nói đào tạo tốt, dạy tốt mà thiếu giáo viên. Cũng không thể chuyển giáo viên văn sang dạy toán, giáo viên THPT dạy cấp THCS” - Phó Thủ tướng phân tích.

“Chúng ta công khai chỉ tiêu, biên chế, việc làm và đặt hàng các trường sư phạm thì sẽ thu hút được người giỏi. Và dù số lượng đào tạo ít nhưng các trường sư phạm sẽ tính toán đầy đủ chi phí và tự đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu "đặt hàng" từ ngành giáo dục. Trong năm nay, Bộ dứt khoát phải trình được cơ chế, chính sách về "đặt hàng" đào tạo sư phạm”, Phó Thủ tướng yêu cầu và nhắc Bộ GĐ-ĐT khẩn trương nghiên cứu một số chương trình, quy định có tính đặc cách để đào tạo bổ sung, chuyển đổi sinh viên sư phạm sang những ngành nghề khác có nhu cầu lớn về nhân lực như công nghệ thông tin, du lịch.

 

Sinh viên trường sư phạm thực tập đứng lớp. Ảnh:IE

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa nhận những bất cập trong đào tạo sư phạm thời gian qua và cam kết giải quyết căn cơ các vấn đề về đào tạo sư phạm. “Thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương thực hiện đánh giá nhu cầu thực tế về giáo viên đến từng môn học, bám sát vào chương trình, từ đó xác định rõ cần bao nhiêu chỉ tiêu đào tạo mới và quản lý chặt chỉ tiêu này trên toàn quốc; thống kê số lượng giáo viên cần bồi dưỡng, đào tạo chuyển đổi ở từng địa phương...” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cam kết với Phó Thủ tướng.

Cũng theo Bộ trưởng GD-ĐT, Bộ sẽ rà soát, quy hoạch lại và tập trung đầu tư cho một số trường sư phạm trọng điểm, còn các trường sư phạm địa phương là vệ tinh, chủ yếu thực hiện đào tạo lại giáo viên tại địa phương đó theo chương trình chuẩn thống nhất.

Đối với các sinh viên sư phạm khó tìm việc, Bộ GD-ĐT sẽ làm việc ngay với các hiệp hội, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề đang thiếu nhân lực như công nghệ thông tin, du lịch… để có phương thức đào tạo linh hoạt giúp em các có nhiều cơ hội việc làm hơn.

Ngọc Thanh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh