THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 02:29

Phố ông Đồ ở Tiền Giang, điểm đến mới lạ thu hút du khách trong dịp Tết

Tại Phố ông Đồ có bức tường cao 4m uốn cong theo góc hẽm dài gần 40m. Trên tường có bức bích họa đầy màu sắc ấy là ngày Tết cổ truyền của Việt Nam với hoa mai, hoa đào, cây nêu, tràng pháo, bánh chưng…cùng các trò chơi dân gian ngày Tết: múa lân, kéo co…do họa sĩ Hoàng Anh và vợ là nhà điêu khắc Huỳnh Cúc thực hiện.

Bức tường này bao khu đất trồng chuối khoảng hơn 800m2 đất của gia đình họa sĩ Hoàng Anh. Trước đây 7-8 năm, họa sĩ cũng đã trang trí bức tường với những vẽ về trò chơi dân gian: nhảy dây, thả diều, kéo co…

Phố ông Đồ ở Tiền Giang, điểm đến mới lạ thu hút du khách trong dịp Tết - Ảnh 1.

Một trong những tiểu cảnh phố ông Đồ.

Với mong muốn có điểm vui chơi cho bà con vào dịp Tết Tân Sửu, họa sĩ Hoàng Anh quyết định vẽ lại toàn bộ bức bích họa với chủ đề ngày Tết.

Được sự hỗ trợ của người thân trong gia đình cùng chính quyền địa phương Phường 5, Phố Ông Đồ được cải thiện với nhiều bích họa, đèn trang trí, tiểu cảnh, câu đối, những trái dưa hấu chạm khắc…Tiểu cảnh được tạo gồm trái cây ngày Tết, câu đối…

Buổi tối, phố được khoát lên chiếc áo mới từ những đèn treo màu đỏ lung linh treo giữa hẽm dài gần 100 m trong thật huyền ảo.

Ấn tượng nhất là những mặt nạ bằng gốm do họa sĩ Huỳnh Cúc sáng tác. Họa sĩ cho biết, để tạo ra những chiếc mặt nạ gốm này phải qua nhiều công đoạn khá công phu: trước hết họa sĩ phác thảo tượng, làm khuôn, thuê thợ nhồi đất để vào khuôn theo đúng hình ảnh phác họa, nung đất, mở khuôn rồi thuê xe chở về. Và nơi đây từng có 1 quán cà phê nho nhỏ mang tên Cà phê Vườn Tượng. Đây là nơi các họa sĩ hay những người yêu thích nghệ thuật giao lưu, chia sẻ…

Phố ông Đồ ở Tiền Giang, điểm đến mới lạ thu hút du khách trong dịp Tết - Ảnh 2.

Bức bích họa dài hơn 50m ở Phố ông Đồ.

Phố ông Đồ nhộn nhịp nhất là vào lúc sáng đến tận trưa. Buổi chiều và buổi tối cũng tấp nập người đi lại. Để đảm bảo an toàn, du khách đều được nhắc nhở đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và bảo đảm khoảng cách. Hầu hết du khách đến đây để chụp ảnh, tìm hiểu về bức bích họa hay xin chữ.

Ông Đồ viết thư pháp là nhà điêu khác Huỳnh Cúc. Tuy tuổi đã cao nhưng bà vẫn hoa tay thảo những nét như phượng múa, rồng bay. Nơi đây còn là nơi giao lưu gặp gỡ của một số nghệ sĩ như: viết thư pháp họa sĩ Lê Huân (thị xã Cai Lậy), họa sĩ Sáu Hóa…

Phố ông Đồ ở Tiền Giang, điểm đến mới lạ thu hút du khách trong dịp Tết - Ảnh 3.

Phố ông Đồ lung linh về đêm.

"Tuy mới đến đây, nhưng tôi rất ấn tượng với con phố bởi nó đưa đến cho du khách tìm lại nhiều giá trị truyền thống: trò chơi dân gian, những câu đối, những hoạt động ngày Tết cổ truyền: nấu bánh tét, bánh chưng…"Tôi thích nhất những nét chữ thư pháp tại phố ông Đồ vì nét chữ mang đến vẻ đẹp của dân tộc", bạn Trần Xuân Tiên (TP Mỹ Tho) chia sẻ.

Hai bạn trẻ Hoàng Yến, Cẩm Tiên từ Vĩnh Kim (huyện Châu Thành) đến chơi Phố Ông Đồ cho biết: thấy hình chụp trên mạng xã hội rất đẹp, chúng tôi tìm đến và quả là không thất vọng.

Phố ông Đồ ở Tiền Giang, điểm đến mới lạ thu hút du khách trong dịp Tết - Ảnh 4.

Các du khách chụp hình cùng Họa sĩ Hoàng Anh (áo xanh) tại khu vườn tượng.

Bà Tám, một người dân ở Phố ông Đồ cho biết: những ngày Tết, ngõ vắng này thêm người thật vui. Chúng tôi cùng chung tay với gia đình họa sĩ Hoàng Anh giữ cho phố thêm sạch.

Hai "ông Đồ": họa sĩ Hoàng Anh và vợ là nhà điêu khắc Huỳnh Cúc đã ngoài 70 tuổi, tâm niệm của 2 ông bà: tạo 1 không gian nghệ thuật trong con hẽm nhỏ thật đáng quý, mong rằng với sự quan tâm của chính quyền và người dân hường 5, con phố này được duy trì.

XUÂN UYÊN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
2 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh