CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 04:07

"Phiêu" – Sự kết nối giữa hiện tại với quá khứ

 

Triển lãm do Hội đồng Anh và Kilomet 109 phối hợp tổ chức nằm trong khuôn khổ dự án New for Old, dự án nghiên cứu lưu trú được Hội đồng Anh thực hiện tại Việt Nam, Thái Lan và Myanmar. Dự án giúp các nhà nghiên cứu, nghệ nhân và những người thực hành sáng tạo cùng nhau nhìn lại những giá trị truyền thống để tích hợp vào những sáng tạo trong tương lai.

Những câu hỏi về việc lưu truyền những kinh nghiệm bản địa, giữ gìn bản sắc văn hóa và nuôi dưỡng nghề thủ công truyền thống đã được thể hiện ở "Phiêu". Bộ sưu tập giới thiệu bộ sưu tập mới nhất từ Kilomet 109 và các sắp đặt mô tả quá trình nhuộm vải, vẽ sáp và kỹ thuật dệt vải tích hợp truyền thống và hiện đại. 

 

Bộ dụng cụ vẽ sáp ong của người H’mong Xanh (Bát nung sáp ong, bút vẽ, sáp ong).

 

"Phiêu" được đặt trong không gian đa phương tiện, với những bức ảnh đen trắng của Nic Shonfeld chụp chân dung những người thợ thủ công trong cuộc sống hàng ngày, hay tranh mình họa các nguyên liệu tự nhiên và các dụng cụ trong quá trình làm vải do Claire Driscoll thực hiện, một bộ phim tài liệu ngắn do Phạm Mai Phương biên tập từ các phóng sự và phỏng vấn trong thời gian nghiên cứu thực địa, và một tác phẩm nhạc do Nguyễn Xuân Sơn biên soạn.

 

Chân dung thợ thủ công do Nic Shonfeld ghi lại.

 

"Phiêu" nhấn mạnh thông điệp của New for Old về việc đối thoại giữa cũ và mới để tích hợp những giá trị quan trọng nhất của cả hai trong sản xuất thủ công, qua đó cái Mới sẽ hỗ trợ cái Cũ và cái Cũ sẽ làm cho cái Mới tuyệt hơn rất nhiều.

Thảo Vũ – người sáng lập thương hiệu thời trang Kilomet 109 chia sẻ: “Tôi không chắc mình sẽ làm việc cùng họ trong bao lâu nữa và tôi muốn quy trình đó được thực hiện một cách bên vững và chính các nghệ nhân cần nhận thức được giá trị văn hóa của họ, và có thể tự tin tạo ra các thiết kế mới nếu một ngày tôi rời đi.”


Tranh minh họa nguyên liệu tự nhiên và các dụng cụ trong quá tình làm vải – Claire Driscoll.

 

Nhóm nghiên cứu đã đã làm việc cùng với các thợ thủ công địa phương tìm hiểu về công việc hàng ngày của họ và về kỳ vọng của họ khi tham gia chương trình. Chị Lò Thị Dị, thợ thủ công dân tộc Thái bày tỏ: “Tôi rất hy vọng rằng mình có thể học hỏi thêm về phát triển sản phẩm và kinh doanh. Tôi muốn thuê lao động ngay tại địa phương và tạo công ăn việc làm cho họ. Để làm được việc này, tôi cần phải bán được nhiều sản phẩm, có thêm nhiều khách hàng và các đối tác xuất nhập khẩu để trước mắt bán các sản phẩm ở trong nước. Hy vọng vài năm tới, sản phẩm của tôi có thể tự tìm được đường xuất khẩu ra thế giới.”


Hai trong nhiều mẫu thiết kế của bộ sưu tập.

 

Bộ sự tập "Phiêu" chính là những thiết kế đương đại có giá trị thẩm mỹ và tính ứng dụng cao từ những tri thức đã được thử nghiệm và đúc kết. Trang phục được may từ những tấm vải tạo ra bằng kĩ thuật nhuộm, mài và dệt truyền thống của bốn nhóm dân tộc sinh sống ở miền Bắc Việt Nam mà Thảo đã cùng làm việc trong suốt một năm.

Triển lãm nhấn mạnh thông điệp duy trì, khuyến khính và bảo tồn những gì tinh túy nhất của ngành thủ công, cộng đồng làm nghê, cũng như việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm thủ công không thể thực hiện được bởi một cá nhân và chia sẻ quan điểm cái Mới và cái Cũ luôn luôn đồng hành và tương trợ.


 



 



Thuỳ Linh - Doãn Long

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh