THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 09:07

Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam: Tiếp tục thực hiện các định hướng lớn về phát triển bền vững

 
Toàn cảnh phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5

Toàn cảnh phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 5

Chiều 17/12, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương khai mạc Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - phiên toàn thể cấp cao. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì diễn đàn.

Phát biểu khai mạc, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, thế giới đang đứng trước những thách thức lớn bởi tác động nhiều chiều từ hậu quả của đại dịch Covid-19; căng thẳng địa chính trị, xung đột quân sự tiếp tục diễn biến phức tạp; tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát tăng cao ở nhiều quốc gia; các vấn đề an ninh phi truyền thống và biến đổi khí hậu tiếp tục diễn biến phức tạp và gay gắt…

Trong bối cảnh đó, năm 2022, kinh tế Việt Nam mặc dù không tránh khỏi những tác động bất lợi nhưng đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ, về cơ bản đã vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và đang lấy lại đà tăng trưởng vốn có.

Việc kinh tế Việt Nam năm 2022 không bị suy thoái trong đại dịch và phục hồi, tăng trưởng mạnh mẽ đã khẳng định được nội lực và khả năng chống chịu khá tốt của nền kinh tế. Những kết quả này có được là nhờ những chủ trương lãnh đạo đúng đắn và xuyên suốt của Đảng về ưu tiên củng cố các nền tảng vĩ mô trong quá trình phát triển, chủ động tích cực hội nhập đa dạng hóa thị trường, đa phương hóa hợp tác, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; sự đồng hành của Quốc hội và sự chỉ đạo, điều hành chủ động, sáng tạo, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh những kết quả khả quan trong năm 2022, nền kinh tế nước ta cũng đã bộc lộ nhiều khó khăn thách thức cần có những quyết sách đúng đắn kịp thời để đảm bảo phục hồi vững chắc nền kinh tế trên nền tảng tích cực đã được tích lũy trong những năm qua và tạo bước phát triển bền vững trong năm 2023 và những năm tiếp theo.

Theo ông Trần Tuấn Anh, sau thời gian 2 năm 2020 - 2021 tập trung thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế”, năm 2022 vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã có bước phục hồi mạnh mẽ, đạt kết quả tích cực và tương đối toàn diện; các cân đối lớn luôn được đảm bảo, nền tảng vĩ mô ổn định, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều khó khăn, bất ổn, nhiều nền kinh tế suy giảm tăng trưởng.

Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu khai mạc

Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu khai mạc

Theo đó, kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng cao trên 8%, lạm phát được kiềm chế theo mục tiêu đề ra; xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm đã tăng hơn 13,4%, cán cân hàng hóa xuất siêu 10,6 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân tăng 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 11 tháng tăng 8,6%, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,9%; tiêu dùng trong nước tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong 11 tháng đầu năm 2022 tăng tới 17,5%...

Sang năm 2023, dự báo tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến động rất phức tạp, khó lường, thậm chí khó khăn hơn năm 2022. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh trong bài phát biểu đầu tiên trong Phiên toàn thể

Lạm phát duy trì mức cao trên toàn cầu; chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài kèm theo mất giá trị đồng tiền, giảm mạnh nhu cầu tiêu dùng tại nhiều khu vực và quốc gia làm suy giảm sản xuất của nhiều ngành, lĩnh vực. Thị trường bất động sản ở nhiều nước gặp khó khăn hơn;  Khu vực doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề, thất nghiệp gia tăng dẫn đến nguy cơ bất ổn xã hội và chính trị ở một số nước... một số quốc gia có dấu hiệu rơi vào suy thoái kinh tế như Anh, Mỹ, Đức, Italia...

“Nguy cơ mất thanh khoản, rủi ro, bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, an ninh lương thực trên toàn cầu gia tăng... sẽ tác động mạnh, kéo dài, trên phạm vi lớn tới hầu hết các quốc gia, nền kinh tế, ngay cả các dự báo lạc quan gần đây nhất cũng phải thận trọng hơn”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với nền tảng và quá trình phát triển tích cực thời gian qua, đặc biệt là từ kết quả phòng chống dịch Covid-19, nhanh chóng mở cửa phục hồi kinh tế, năm 2022 Việt Nam tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên, tính tự chủ được cải thiện; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn; cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển sang chiều sâu, tăng độ mở nền kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn. 

dddd

Khu vực tư nhân đóng góp ngày càng lớn và trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Chính trị - xã hội ổn định, các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại chuyển biến tích cực, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên ... góp phần cải thiện không ngừng đời sống của người dân.

Các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2023, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, cần tiếp tục thực hiện các định hướng lớn về phát triển bền vững như tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn... để hướng tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, xanh hóa sản xuất, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững chính, đây cũng chính là mục tiêu chiến lược góp phần đẩy lùi những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam.

Theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Việt Nam cần phải làm gì để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế để hạn chế tối đa các rủi ro và bất ổn cho nền kinh tế. “Nhận diện đúng các cơ hội, những khó khăn, thách thức và đề xuất các chủ trương, chính sách thích ứng phù hợp là điều kiện cần để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Nghị quyết Đại hội XIII cũng như các Nghị quyết của Đảng đã đề ra” - ông Trần Tuấn Anh nêu.

Thanh Nhung

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh