THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:34

Phát triển việc làm bền vững: Nhất thiết phải có sự tham gia của doanh nghiệp

 

Chương trình Việc làm bền vững ở Việt Nam được thực hiện dưới sự tham gia của các đối tác 3 bên tại Việt Nam là Bộ LĐ-TB&XH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, với sự hỗ trợ của ILO.

Chương trình tập trung thực hiện 3 ưu tiên là: Cải thiện chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng thông qua phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, việc nhân văn và doanh nghiệp bền vững; Thúc đẩy tăng trưởng công bằng và bao trùm thông qua an sinh xã hội và giải quyết các nhu cầu về việc làm bền vững cho các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương; Góp phần vào mục tiêu của Việt Nam trở thành một nước “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” thông qua quản trị và thiết chế thị trường lao động.

Cụ thể Chương trình đã hỗ trợ kỹ thuật do Chính phủ Việt Nam yêu cầu nhằm hoàn thiện và thực hiện Đề án Phát triển thị trường lao động và Chiến lược việc làm quốc gia, đảm bảo sự thống nhất tối đa giữa các khung chính sách này. Một nội dung quan trọng khác nữa là tập trung vào các doanh nghiệp và người lao động trong khu vực phi chính thức, và xây dựng những chương trình, chính sách cụ thể để thúc đẩy khu vực này phát triển; Hỗ trợ tư vấn nhằm xúc tiến phê chuẩn các Công ước quan trọng của ILO, đặc biệt là Công ước 122 về Chính sách việc làm, Công ước số 88 về Dịch vụ việc làm, Công ước 142 về Phát triển nguồn nhân lực và Công ước 181 về Các tổ chức việc làm tư nhân, và đảm bảo rằng luật pháp quốc gia. Hàng năm xuất bản báo cáo Xu hướng việc làm Việt Nam và các hoạt động nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho cán bộ cấp trung ương, tỉnh, huyện trong việc phân tích và sử dụng các thông tin thị trường lao động phục vụ cho mục đích xây dựng chính sách và kế hoạch.

Chương trình đã  Hỗ trợ kỹ thuật để tổng kết 5 năm thực hiện Luật Dạy nghề, từ đó đưa ra các đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Dạy nghề và xây dựng Khung trình độ quốc gia (NQF) có tính đến yếu tố giới trong đó có đề ra các năng lực và tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho những lĩnh vực nghề có nhu cầu cao và dần dần tạo khả năng liên thông tốt hơn giữa hệ thống giáo dục dạy nghề và hệ thống giáo dục bậc cao hơn...

Chương trình giúp nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật để kiện toàn mạng lưới của các trung tâm dịch vụ việc làm để hỗ trợ nam và nữ thanh niên tham gia vào thị trường lao động thông qua tăng cường các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, cập nhật cơ sở dữ liệu về người tìm việc và Page 13 việc tìm người, hỗ trợ tìm việc làm, giới thiệu và kết nối cung - cầu việc làm, và quản lý hiệu quả chương trình bảo hiểm thất nghiệp. Hỗ trợ một số tỉnh, huyện xúc tiến phát triển kinh tế theo khu vực, năng động và công bằng, thân thiện với môi trường và tạo ra các doanh nghiệp và việc làm bền vững cho cả nam giới và nữ giới. Các hoạt động chủ yếu bao gồm soạn thảo và phổ biến các điển hình tốt và bài học rút ra từ các mô hình phát triển kinh tế địa phương và nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức địa phương để họ có thể áp dụng và nhân rộng các chương trình phát triển kinh tế địa phương sử dụng các công cụ và phương pháp của ILO. Thúc đẩy hợp tác với các cơ quan, tổ chức địa phương và các tổ chức Liên hợp quốc khác để đảm bảo thống nhất trong hành động; và tiến hành đánh giá được tiềm năng nguồn lực và thị trường....

Qua 5 năm thực hiện (2012 - 2016), chương trình đã góp phần phát triển thị trường lao động và việc làm bền vững ở cấp trung ương và địa phương. Các doanh nghiệp, hợp tác xã và các đơn vị kinh doanh phi chính thức có được môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, tiếp cận với các dịch vụ và điều kiện việc làm tốt hơn để phát triển bền vững... Tuy nhiên theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, dù nhiều mục tiêu đã đạt được song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức khi thị trường lao động hiện nay luôn biến động, nhất là khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do cũng như việc dịch chuyển lao động tự do trong ASEAN.

Theo ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, việc đưa ra các mục tiêu phát triển việc làm bền vững cần phải dựa trên dự báo của thị trường lao động, đặc biệt là cần thiết phải có sự tham gia của doanh nghiệp và nền kinh tế địa phương. Theo ông, sự chấp nhận của thị trường lao động mới là yếu tố đóng góp hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, luật pháp và chính sách tốt là chưa đủ mà còn cần các chương trình triển khai có hiệu quả ở các địa phương, doanh nghiệp.

Ông Chang Hee Lee, Giám đốc ILO tại Việt Nam khẳng định, việc làm bền vững sẽ tạo điều kiện để tăng trưởng công bằng, toàn diện và hợp tác toàn cầu để Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp hoá thông qua việc quản trị thị trường lao động. Tuy nhiên, để xây dựng hệ thống việc làm bền vững cần chú trọng đến phát triển việc làm ở các địa phương, đặc biệt ở các doanh nghiệp, nhà máy. 

THIỀU VĂN LÝ/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh