CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:14

Phát triển tàu cá xa bờ đang đi đúng hướng

 

*Chính sách đang đi đúng hướng

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, hiện đã có 22 tỉnh, thành phố (trong tổng số 28 địa phương thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP) phê duyệt danh sách ngư dân đủ điều kiện vay vốn đóng mới tàu cá. Số tàu đăng ký đóng mới là 628 chiếc có công suất từ 400 CV trở lên. Trong đó có 317 chiếc tàu vỏ gỗ, 267 chiếc vỏ thép, còn lại dùng vật liệu mới.

Số tàu nâng cấp theo ưu đãi của Nghị định 67 ít hơn, với 77 chiếc. Các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng tín dụng đóng mới, nâng cấp cho 28 tàu với tổng số tiền là 243,31 tỷ đồng với thời hạn vay 11 năm, dư nợ hiện đạt khoảng 67 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo cho các khoản vay này chính là những con tàu đóng mới, nâng cấp được hình thành từ vốn vay. Tùy theo nhu cầu khách hàng, mức cho vay chiếm từ 60-95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp con tàu.

Tầu cá đánh bắt xa bờ tỉnh Quảng NgãiTàu cá đánh bắt xa bờ tỉnh Quảng Ngãi

Tuy nhiên, một trong những khó khăn khi thực hiện Nghị định 67 là các ngân hàng thương mại không cho vay đối với những tàu đã có công suất 400 CV trở lên để ngư dân nâng cấp(bao gồm cả chi phí gia cố vỏ tàu, chi phí mua trang thiết bị và ngư lưới cụ mới phục vụ khai thác thủy sản.) Các  ngân hàng cho rằng muốn được cho vay để nâng cấp trang thiết bị cho tàu cá thì ngư dân phải thay mới máy (trong khi máy cũ vẫn sử dụng được).

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định: “Không có chuyện tàu cá đánh bắt xa bờ đã có công suất máy 400 CV trở lên muốn vay vốn ưu đãi nâng cấp ngư lưới cụ, trang thiết bị, buồng ướp cá thì phải thay mới máy. Tất cả được hưởng hỗ trợ vay vốn mà không cần phải thay máy”.

Trước băn khoăn của một số địa phương về khoản 4, điều 13 của Nghị định 67, Phó Thủ tướng cũng khẳng định không phải hết năm 2016 sẽ dừng triển khai các chính sách ưu đãi chủ chốt trong Nghị định 67 (về tín dụng, bảo hiểm, hỗ trợ của ngân sách Nhà nước). Các chính sách này vẫn tiếp tục được triển khai cùng với việc các bộ, ngành sẽ tổng kết rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

“ Nghị định 67 đã góp phần phát triển kinh tế biển nói chung và ngành thủy sản nói riêng cũng như góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia ở trên biển....”-Phó Thủ tướng khẳng định.

*Tháo gỡ nhiều vướng mắc

Chỉ đạo việc giải quyết khó khăn trong thực hiện chính sách, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Bộ KH&ĐT nghiên cứu, trình Quốc hội, Chính phủ tiếp tục tăng cường vốn cho hạ tầng nghề cá để hỗ trợ cho sản xuất, đánh bắt xa bờ của ngư dân, khuyến khích ngư dân đóng tàu cá xa bờ.

Về thiết kế tàu cá, với những điều chỉnh nhỏ để phù hợp với tập quán của bà con,  Bộ NN&PTNT cần nghiên cứu việc ủy quyền cho địa phương điều chỉnh gắn liền với trách nhiệm, còn điều chỉnh lớn về thiết kế thì vẫn phải thông qua phê duyệt của Bộ. Phó Thủ tướng cũng đồng ý Nhà nước hỗ trợ thiết kế tàu vỏ gỗ đánh bắt xa bờ cho ngư dân.

Về chính sách tín dụng, theo Phó Thủ tướng, phương án ngư dân có thể trả vốn đối ứng (khi vay vốn đóng tàu) theo tiến độ, ngư dân không cần phải trả 1 lần mà có thể chia ra làm 3 hoặc 4 đợt cho tới khi hoàn thành đóng tàu. Ngân hàng Nhà nước  sẽ nghiên cứu phần vốn đối ứng cho ngư dân có thể vay thương mại.

Đối với quy định lãi suất cho vay vốn lưu động là 7%, Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm lãi suất nếu thấy cao hơn lãi suất thông thường, đồng thời phải để người dân thuận lợi nhất khi tiếp cận tới vốn lưu động, vì người dân rất cần mặc dù không có tài sản đảm bảo.

Liên quan tới việc sử dụng máy cũ để nâng cấp, đóng mới tàu cá, cho rằng đây là vấn đề khó, nhưng lại sát với thực tiễn và nhu cầu của ngư dân, Phó Thủ tướng cho biết sẽ báo cáo Chính phủ nội dung này: “Vì đây không chỉ liên quan tới máy tàu cá mà còn liên quan tới trang thiết bị ở nhiều lĩnh vực khác nữa. Nhưng tinh thần là quản lý được thì vẫn cho phép ngư dân sử dụng máy cũ để đóng tàu hoặc nâng cấp máy tàu”.

Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nêu rõ: Chiến lược biển Việt Nam được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương có Nghị quyết thông qua, khẳng định việc khai thác các nguồn lợi thuỷ sản trên biển để xây dựng đất nước ta mạnh về biển, giàu về biển.

Chính phủ ban hành Nghị định 67 với mục tiêu xuyên suốt là khuyến khích ngư dân bám biển, trên cơ sở đó tổ chức lại nghề cá hay tái cơ cấu ngành thuỷ sản, khuyến khích đóng tàu lớn, nhưng phải vững chắc, để có thể khai thác xa bờ đúng với lợi thế từng địa phương...”

MH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh