THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:07

Phát triển mô hình sinh kế bền vững cho cộng đồng

Hội thảo xác định khoảng trống năng lực cộng đồng địa phương diễn ra tại TP. Huế

Trong 2 ngày 1 và 2/12, tại TP. Huế đã diễn ra Hội thảo tập huấn Chương trình giảm phát thải  của Việt Nam, xác định khoảng trống năng lực của cộng đồng. Hoạt động do Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung thực hiện. Tham gia khóa tập huấn là người dân (chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số) sinh sống trên địa bàn huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) và đại diện chính quyền, HLHPN, Mặt trận, đoàn thể xã Hương Nguyên.

Đây là hoat động nằm trong khuôn khổ Dự án “Trao quyền cho các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương tham gia có hiệu quả vào việc thực hiện Chương trình giảm phát thải của Việt Nam (ER-P)”. Dự án do Tổ chức mạng lưới nông nghiệp bền vững và nguồn tài nguyên thiên nhiên châu Á (ANSAB-Nepal) tài trợ, được điều phối và thực hiện bởi Trung tâm Phát triển nông thôn Bền vững (SRD).

Chương trình giảm phát thải của Việt Nam xác định việc chuyển đổi rừng như một động lực chính của nạn phá rừng và suy thoái rừng. Những tác động rất lớn sẽ là kết quả của cả hai chuyển đổi kế hoạch và không có kế hoạch của rừng tự nhiên cho các đồn điền, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, công nghiệp, phát triển khác và khai thác gỗ. Nạn phá rừng, suy thoái rừng và khai thác gỗ trái phép từ các cuộc chuyển đổi rừng dẫn đến các vấn đề xã hội, kinh tế và môi trường, đặc biệt đối với các cộng đồng dựa vào rừng dễ bị tổn thương.

Dự án “Trao quyền cho các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương tham gia có hiệu quả vào việc thực hiện Chương trình giảm phát thải của Việt Nam” được thực hiện tại các tỉnh vùng duyên hải Bắc Trung Bộ. Đối tượng hưởng lợi chính của dự án là các cộng đồng địa phương vùng duyên hải Bắc Trung Bộ.

Chuyển đổi rừng như một động lực chính của nạn phá rừng và suy thoái rừng

Mục đích của Hội thảo là nhằm nâng cao năng lực của các cộng đồng địa phương về Giảm phát thải, nội dung chương trình ER-P và các hợp phần/hoạt động cần có sự tham gia của người dân; xác định khoảng trống ưu tiên (năng lực, môi trường thuận lợi, vv) để người dân tham gia vào ER-P, cụ thể là hoạt động Giám sát độc lập thay đổi rừng do các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương thực hiện, cũng như đề xuất khắc phục những khoảng trống đó. Từ kết quả tập huấn này, Liên hiệp Hội sẽ lập kế hoạch cho việc tổ chức cuộc họp đối thoại với các nhà hoạch định chính sách của tỉnh (chính quyền, các ngành, huyện, tổ chức xã hội…) trong hội nghị tiếp theo dành cho đối tượng là lãnh đạo các ban ngành, chính quyền và các tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Được biết, Chương trình Giảm phát thải Việt Nam được thực hiện trong 8 năm với tổng nguồn vốn 312,8 triệu USD, trong đó có 24,5 triệu USD từ vốn tín dụng Ngân hàng CSXH dành cho rừng sản xuất và mô hình sinh kế bền vững; 12 triệu từ nguồn dịch vụ môi trường rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) dành cho bảo vệ rừng, phát triển mô hình sinh kế.

Mô hình trồng Thiên nhiên kiện dưới tán rừng nguyên sinh tại xã Hương Nguyên (A Lưới, Thừa Thiên Huế)

Có thể nói, phát triển các mô hình sinh kế bền vững là một trong những biện pháp quan trọng trong việc ngăn chặn tình trạng mất rừng, suy thái rừng. Hiện nay, tại xã Hương Nguyên (A Lưới) với sự tài trợ của Quỹ Môi Trường Toàn Cầu tại Việt Nam đã hình thành 3 mô hình sinh kế bền vững dựa vào cộng đồng, đó là: mô hình bò bán thâm canh, mô hình lúa Da Rư trên vùng đất màu, đất trồng keo công nghiệp và mô hình trồng cây nguyên liệu Thiên nhiên kiện dưới tán rừng nguyên sinh,…Các mô hình này không chỉ giúp người dân có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống mà còn góp phần bảo vệ rừng, hạn chế nạn phá rừng tự nhiên gây mất rừng và suy thoái rừng. Làm chủ các mô hình trên đều là những cộng đồng, hộ gia đình cá thể người dân tộc thiểu số (Cơ Tu) sinh sống trên địa bàn xã Hương Nguyên.

THẢO VI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh