CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:05

Bảo vệ cảnh quan văn hóa Di sản Huế

Quang cảnh Hội thảo

Sáng ngày 20/3, tại TP. Huế đã diễn ra Hội thảo quốc tế với chủ đề “Quản lý và sử dụng bền vững cảnh quan văn hóa, hệ thống sinh thái  - lịch sử tại các lăng tẩm Hoàng gia triều Nguyễn và khu vực thượng nguồn sông Hương”. Hội thảo được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế chủ trì phối hợp với Viện Nghiên cứu Đô thị Vùng, Đại học Waseda (Nhật Bản) tổ chức.

Hội thảo nhằm báo cáo và đánh giá kết quả chương trình hợp tác nghiên cứu về cảnh quan văn hóa và môi trường sinh thái lịch sử tại các lăng mộ Hoàng gia triều Nguyễn gắn liền với khu vực thượng nguồn sông Hương, giai đoạn 2014 – 2018. Khu vực nghiên cứu tập trung chủ yếu vào bốn cụm lăng tẩm hoàng gia đầu triều Nguyễn (lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị và lăng Tự Đức), trong đó đặc biệt tập trung vào khu vực lăng Gia Long và vùng phụ cận cùng k vực thượng nguồn sông Hương.

Cụm lăng tẩm Hoàng gia triều Nguyễn gắn liền với khu vực thượng nguồn sông Hương là một khu vực có giá trị to lớn về nhiều mặt, xứng đáng để được công nhận là di sản thế giới. Ở đây, những yếu tố đa dạng được lồng ghép một cách toàn diện và quy tụ quanh hệ sinh thái tự nhiên trải dọc theo sông Hương, từ Kinh thành Huế đến các lăng tẩm Hoàng gia và hệ thống làng mạc dân cư. Đây là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa vật thể và tinh thần phong phú, bao gồm: sản phẩm nông nghiệp, thế giới tinh thần (quan niệm sống, tôn giáo và tín ngưỡng), thủy lợi, hệ thống quản lý nhà nước và các yếu tố lịch sử, văn hóa, tuyền thống (sinh hoạt cộng đồng, lễ hội,…) đều được lồng ghép vào cảnh quan văn hóa khu vực sông Hương. Hệ thống thủy đạo và môi trường sinh thái lịch sử được thiết kế và bố trí tại khu vực thượng nguồn sông Hương, có chức năng đặc biệt quan trọng hiện đang được quản lý, duy trì bởi chính quyền địa phương và người dân.

Cư dân vùng thượng nguồn sông Hương

Hội thảo quốc tế được tổ chức sáng ngày 20/3 nhằm chia sẻ kết quả nghiên cứu của 2 bên về những giá trị, đặc điểm và tiềm năng của cảnh quan văn hóa và môi trường lịch sử - sinh thái tại khu vực lăng tẩm Hoàng gia triều Nguyễn gắn liền với khu vực thượng nguồn sông Hương; thảo luận, trao đổi ý kiến giữa các chuyên gia với nhà quản lý, các học giả, nhà nghiên cứu về quan điểm bảo vệ vùng đệm  cảnh quan văn hóa nhằm mục đích bảo vệ tính toàn vẹn, duy trì và phát triển bền vững các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan môi trường sinh thái tại khu vực lăng tẩm Hoàng gia triều Nguyễn gắn liền với khu vực thượng nguồn sông Hương; thiết lập mô hình du lịch sinh thái tại lăng Gia Long.

Ngoài ra, kết quả của Hội thảo sẽ được xem xét bổ sung vào hồ sơ tái đề cử Quần thể Di tích Huế với tiêu chí mới là Di sản Cảnh quan Văn hóa Thế giới.

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Bên cạnh đó, Hội thảo sẽ là diễn đàn để các học giả, nhà nghiên cứu và nhà quản lý địa phương chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp những ý kiến bổ ích, nhằm trao đổi quan điểm bảo tồn cảnh quan văn hóa của vùng đệm di sản. Từ đó, tiến đến xây dựng phương án và chính sách bảo vệ sự tòa vẹn, duy trì và phát triển các giá trị văn hóa – lịch sử, cảnh quan và môi trường, nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, quản lý di sản gắn với phát triển du lịch một cách bền vững tại Đô thị Di sản Huế.

THẢO VI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh