THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:58

Phát triển BHXH tự nguyện: Vượt xa chỉ tiêu, đã đạt mục tiêu đến năm 2025 - kết quả đột phá

Quang cảnh phiên họp

Quang cảnh phiên họp

Ngày 16/9, Thường trực Ủy ban Xã hội họp phiên mở rộng thẩm tra sơ bộ Báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2021.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì phiên họp. Tham dự có Bộ trưởng Bộ Lao động – TB&XH Đào Ngọc Dung, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cùng đại diện một số cơ quan hữu quan.

Vượt mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Báo cáo tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2021, Thứ trưởng Bộ Lao động TB&XH Nguyễn Bá Hoan cho biết, trong năm 2021, do đại dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp và lan rộng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Chính phủ tiếp tục ban hành hoặc trình Quốc hội ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 từ các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì phiên họp

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chủ trì phiên họp

Ban hành chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; chính sách giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động; chính sách hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng từ kết dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp; chính sách đào tạo nâng cao bồi dưỡng kỹ năng duy trì việc làm cho người lao động.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan, số người tham gia, số thu bảo hiểm xã hội bắt buộc có tăng lên so với năm 2020, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tiếp tục gia tăng, vượt mục tiêu phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

“Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng, tác động của đại dịch Covid-19 nhưng Chính phủ vẫn nỗ lực, quyết tâm trong việc trình Quốc hội ban hành Nghị định số 108/2021 điều chỉnh tăng thêm 7,4% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng trước ngày 01/01/2022”, ông Hoan nêu rõ thêm.

Bộ trưởng Bộ Lao động - TB&XH Đào Ngọc Dung giải trình, làm rõ một số nội dung tại phiên họp

Bộ trưởng Bộ Lao động - TB&XH Đào Ngọc Dung giải trình, làm rõ một số nội dung tại phiên họp

Tuy thế, Thứ trưởng Bộ Lao động – TB&XH cũng cho biết, việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp còn dưới mức tiềm năng, tốc độ gia tăng năm sau so với năm trước còn chậm, đặc biệt đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch bệnh, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến việc làm của người lao động, đồng thời cũng gây khó khăn trong việc vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm còn diễn ra khá phổ biến

Cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ, Thường trực Ủy ban Xã hội chỉ ra rằng, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đã tiếp tục được mở rộng, luôn đạt kế hoạch, song đối tượng tham gia bền vững bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đạt yêu cầu, dự kiến rất khó đạt được chỉ tiêu đề ra cho giai đoạn 2025- 2030.

Thứ trưởng Bộ Lao động - TB&XH Nguyễn Bá Hoan trình bày báo cáo

Thứ trưởng Bộ Lao động - TB&XH Nguyễn Bá Hoan trình bày báo cáo

Thường trực Ủy ban Xã hội đánh giá cao việc phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện vượt xa chỉ tiêu năm 2021 và hiện đã đạt mục tiêu đến năm 2025. Đây là kết quả đột phá, rất khả quan, cần tổng kết kinh nghiệm, đánh giá kỹ để rút ra bài học về cách làm hay, nhân rộng cho các công tác khác.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho biết, tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp còn diễn ra khá phổ biến, chưa được giải quyết dứt điểm.

Năm 2021, vấn đề vướng mắc trong hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động mắc Covid-19 điều trị tại nhà về cơ bản đã được tháo gỡ, song vẫn còn một bộ phận người lao động đã điều trị, cách ly do Covid-19 tại nhà nhưng chưa có giấy tờ theo đúng quy định để giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội.

7

Một số ý kiến tại phiên họp nêu rõ, công tác quản lý thông tin của ngành bảo hiểm xã hội vẫn chưa như mong muốn, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách. VssID là thành tựu; thông tin dữ liệu với ngành thuế làm tốt…

Có ý kiến cho rằng, năm 2021, dù Chính phủ ban hành 02 Nghị định mới nhưng vẫn chưa ban hành Nghị định về bảo hiểm lao động theo hình thức tự nguyện (điểm c, khoản 3 Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động), đề nghị sớm ban hành văn bản này để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm lao động.

Các đại biểu cũng đề nghị rà soát, so sánh, đối chiếu lại số liệu về tình hình chậm đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo thống nhất, minh bạch, chính xác. 

Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội Lò Thị Việt Hà phát biểu tại phiên họp

Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội Lò Thị Việt Hà phát biểu tại phiên họp

Ngoài ra, các đại biểu cũng đề nghị cơ quan chức năng cần thực sự linh hoạt, đa dạng hóa hơn nữa phương thức, hình thức, nội dung truyền thông, tận dụng không giang mạng để tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội khi năm 2021 đến với mọi đối tượng người dân.

Phát biểu kết luận nội dung phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh ghi nhận sự nỗ lực, phối hợp chặt chẽ của Bộ Lao động - TB&XH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội.

Đồng thời, bà Nguyễn Thúy Anh đề nghị các cơ quan này tiếp thu đầy đủ các ý kiến thảo luận, sớm hoàn thiện báo cáo đạt chất lượng cao, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội trong thời gian tới. 

Thành Công

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh