THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 05:21

Phát mệt với trào lưu giả gái trên truyền hình

 

Nhìn trào lưu nam nghệ sĩ giả gái trên sóng truyền hình nhan nhản mà thấy nản. Giả gái vì thế không còn chỉ để mua vui như lời của các nam nghệ sĩ trẻ mà giả gái, với sự trợ giúp của nhà sản xuất đang trở thành ngón nghề để kiếm tiền thông qua các giải thưởng. Và cũng phải thừa nhận, sức thu hút của các màn giả gái đã giúp không ít nghệ sĩ được biết đến, tạo cuộc đua bội thực và phản cảm. Tại sao? Phía sau chiêu trò này là hàng loạt câu chuyện bi hài.

Khi giả gái thành món 'đặc sản'

Sau đêm chung kết Gương mặt thân quen vừa qua, ngôi quán quân một lần nữa về tay một giọng ca nam, chuyên giả gái các nữ ca sĩ trong và nước. Với Gương mặt thân quen, đây chính là món "đặc sản" giúp chương trình thu hút người xem dù khán giả nhiêu lúc bị bội thực bởi những cú lắc hông, mím môi, khua tay hay liếc mắc đưa tình yểu điệu do chính các nam nghệ sĩ thể hiện.

 

Thanh Duy trong một tiết mục giả gái


Việc Thanh Duy giật ngôi quán quân không khiến khán giả bất ngờ khi anh quyết định kết thúc đêm chung kết qua hình ảnh NSND Thu Hiền với liên khúc "Sợi nhớ sợi thương". Ngoài việc nhái bản chính từ ngoại hình đến chất giọng, Thanh Duy được giám khảo tung hô hết lời. Tuy nhiên đánh giá của giám khảo lại không được nhiều khán giả đồng tình. Bạn Việt Anh nhận xét: "Hát vậy mà được khen rất Thu Hiền nhưng vẫn là Thanh Duy. Bạn này nhả chữ, luyến láy cứng lắm. Được cái "nhi nữ" ẻo lả".  

Đứng trước khen chê của khán giả, Thanh Duy nói: "Tôi giả gái để mang niềm vui cho khán giả". Điều này đồng nghĩa với việc cả thí sinh lẫn ekip thực hiện đã đang gián tiếp thừa nhận hiện tại "giả gái" đang trở thành nhu cầu, là món ăn tinh thần mà một lượng lớn người xem. Nhưng sự thật không ít phản hồi mà chúng tôi nhận được đều tỏ ra không hài lòng với hình ảnh giả gái liên tục của rất nhiều nam nghệ sĩ trẻ. Họ khiến số đông không muốn vẫn phải nghĩ chiêu trò giả gái, chính là cái phao cứu sinh, ít nhiều giúp những giọng ca nhạt hâm nóng tên tuổi hơn là nổ lực cho ra những sản phẩm, phần biểu diễn chất lượng chuyên môn để từng bước chinh phục khán giả. 

Phía sau một chương trình thực tế là yếu tố lợi nhuận được tính toán, đong đếm đến ngẹt thở của nhà tổ chức. Trong đó, chỉ số người xem trở thành mục đích sống còn để các nhà sản xuất chạy đua tìm nhà tài trợ. Trong cơn lốc cạnh tranh giành giờ phát sóng, nhà tài trợ, thí sinh trở thành quân cờ dễ tiếp cận và điều khiển nhất đối với nhiều nghệ sĩ trẻ luôn sẵn lòng thỏa hiệp để được "vươn mình" mà chúng tôi từng đề cập qua loạt bài trước. Ở đây, giả gái bát nháo đến không cần thiết.  

Nhà sản xuất V không ngần ngại tiết lộ: "Bản chất truyền hình thực tế là phải lôi kéo được khán giả ngồi trước màn hình mà nghệ sĩ trẻ nội lực bấy nhiêu nên phải chiêu trò ngay từ khâu tuyển chọn". Có lẽ vì vậy nên họ không ngại chọn vài gương mặt thiếu nam tính trong từng mùa giải, nghệ sĩ có cá tính mạnh, ca sĩ có khả năng nhại giọng để phục vụ mục đích làm quân xanh quân đỏ cho chương trình. "Sau khi chọn xong, họ đàm phán hợp đồng cùng lời hứa hẹn để kích nghệ sĩ", đại diện một đơn vị truyền thông thừa nhận.

Cứ độn ngực độn mông là có điểm 

Theo thời gian qua  nhiều gameshow thực tế, danh sách nam nghệ sĩ trẻ từng có nhiều màn giả gái gây hiệu ứng được nối dài với hàng loạt cái tên: NKH, CT, YK, TD, KN, TT, TL... Ai cũng được giám khảo, fan nhà đánh giá là "toả sáng rực rỡ" hay được tung hô qua hàng loạt mỹ từ như: "Bạn cho chúng tôi thấy như gặp nghệ sĩ... ngay trước mắt mình". Thế nhưng, thật khó để thừa nhận, hậu giả gái, sự nghiệp của những nghệ sĩ này tiến lên và được thừa nhận thay vào đó, chỉ là một vài phút "loé lên" rồi lụi tàn. "Khi mùa giải mới lại cấp tập tuyển thí sinh rồi sẽ có một ai đó được dựng lên để câu dư luận", nam ca sĩ Đ. chua chát sau vài lần tranh tài. 

Làm một cuộc phỏng vấn bỏ túi với ngay chính các ca sĩ đang 'hot', họ cho biết "nói thế là xem thường khán giả". Giải trí vẫn biết là đem lại sự sảng khoái, mang nụ cười kể cả nước mắt đến với khản giả nhưng việc giả gái một cách liên tục, có mục đích như nhiều nam nghệ sĩ trẻ đang lựa chọn hiện nay thì cần phải thừa nhận là để đạt được mục đích cá nhân trước. Yếu tố mua vui trở thành thứ yếu, bởi lẽ họ - những thí sinh tham gia thừa hiểu sự thu hút khi mình giả gái.

Thậm chí như cựu thí sinh T.. chia sẻ "Chịu khó một tí, ngồi dặm mặt tô trét, độn ngực mông là có điểm rồi". Quan sát thêm video clip của phiên bản chính để điều chỉnh thêm vài động tác hình thể nữa là chắc suất "được tung hô". Và mục đích sau cùng vẫn là để cạnh tranh giải thưởng. Thành ra, xu hướng nghệ sĩ nam giả gái, nữ nghệ sĩ chọn phương cách hoá thân thành nam giới nở rộ chóng mặt trên sóng truyền hình trong cái nhìn ngán ngẩm của khán giả. 

Nghi án giới tính bủa vây

Sắm vai nữ liên tục không chỉ khiến nghệ sĩ mắc lỗi "chết tiếng" nếu diễn quá tròn vai mà còn vấp phải nhiều nghi án về giới tính. Giả gái riết thành quen, nghệ sĩ tự khắc nhấn chìm nỗ lực bản thân. Mùa giải Gương mặt thân quen trước đăng quang ngôi quán quân cũng là một thí sinh nam vốn được đánh gái xuất sắc đa tài khi hát, trình diễn được nhiều dòng nhạc. Thế nhưng, sức nóng của ngôi quán quân duy trì không được lâu. Hiện tại nam nghệ sĩ này vẫn loay hoay tìm hướng đi để thoát khỏi cái bóng qua những màn giả gái từng giúp anh được "tôn vinh" ngày nào.

Từ ca hát chuyển sang hài kịch, điện ảnh đến nhiều gameshow truyền hình, cứ bật tivi là ngay lập tức va ngay vào chiêu trò giả gái. Không những thế, nhiều chương trình lạm dụng màn giả nam nhái nữ còn chiếm sóng giờ vàng khiến không ít trẻ con cũng tham gia bình luận sôi nổi. Bật "Bí mật đêm chủ nhật" gặp ngay chú TT loi nhoi như gà mắt tóc khi sắm vai một người đẹp da nâu. Chuyển kênh V đụng ngay show G với hàng loạt gương mặt nghệ sĩ trẻ trổ tài ca hát, nhảy múa sau khi đã hoán đổi thân phận. Những màn giả gái đầy ắp yếu tố mua vui như thế đang chiếm song nhiều nhà đài hiện nay. 

Không dừng lại ở đó, nghệ sĩ giả gái muốn ấn tượng hơn còn phải nhái giọng bản chính, thậm chí là giả giọng nữ càng giống càng tốt. Như trường hợp của giọng ca KB. Tuy không học hành bài bản nhưng chỉ qua một mùa tham gia gameshow, KB ngay lập tức chen chân vào showbiz, thậm chí là có cả show diễn ở nhiều sân khấu chuyên nghiệp tại TP.HCM hẳn hoi. Thế nhưng  với người trong giới thì khó lòng để thừa nhận KB là giọng ca có chuyên môn ngoài việc sở hữu giọng lạ, góp vui cho chương trình.  

Cũng phải đề cập đến lợi nhuận từ những màn giả gái mang lại. Thống kê đoạt giải tuần của TD là một ví dụ khi giọng ca không lấy gì nổi bật này chọn hình ảnh giả nữ làm vũ khí để đọ tài. Nhiều lợi thế về lợi hình giúp TD ẵm nhiều giải thưởng quan trọng. Tuy nhiên với một giọng ca, ý nghĩa thật sự và mong muốn nhất vẫn là giọng hát được khán giả ghi nhận, hâm mộ chứ không phải họ giả gái bao nhiêu lần, giả giống ai nhất. Cay đắng hơn là tên tuổi "chết cùng" thương hiệu giả gái. Đó là con dao nhiều lưỡi mà một nghệ sĩ trẻ nếu không quyết tâm và học cách tiết chế thường dễ rơi vào cái bẫy do chính mình tạo dựng. "Phía sau những chiêu trò đóng giả bị lạm phát quá đà", nam ca sĩ H thừa nhận. 

Trào lưu giả gái không xa lạ gì với nhiều thế hệ khán giả khi hai nghệ sĩ TL, HL tận dụng sở trường một cách duyên dáng, vừa phải qua các vai diễn cực chất trên sân khấu. Vậy mà TL vẫn bị truyền thông "đánh tơi tả". 10 năm sau, việc giả gái hiện đang được nhiều nghệ sĩ trẻ áp dụng một cách bất chấp, miễn là hâm nóng tên tuổi hoặc tạo sự chú ý. Thiết nghĩ, nghệ sĩ khi tham gia chương trình co yếu tố câu khách cần cân nhắc hơn với hỉnh ảnh bản thân để theo nghề đường dài. Tôn trọng khán giả, cũng là cách tôn trọng nghề nghiệp của chính mình. 

Theo Vietnamnet

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh