THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:48

Phát hiện nhiều người nhiễm biến thể lai Deltacron ở Mỹ và châu Âu

Báo Tiền Phong đưa tin, Philippe Colson (Marseille, Pháp) - tác giả chính của một nghiên cứu được đăng tải trên medRxiv cho biết “vì có quá ít trường hợp nhiễm Deltacron được ghi nhận nên hiện còn quá sớm để xác định liệu biến thể Deltacron có lây lan nhanh hơn hay gây bệnh nặng hơn hay không”.

Nhóm của Colson trước đó đã phát hiện 3 bệnh nhân ở Pháp nhiễm một phiên bản SARS-CoV-2 “có protein gai của Omicron gắn trên “cơ thể” Delta”.

Ảnh minh họa - Getty Images

Ảnh minh họa - Getty Images

Ngoài Pháp, 2 ca nhiễm Deltacron đã được phát hiện ở Mỹ. Cùng lúc đó, một số nhóm nghiên cứu khác cũng phát hiện thêm 12 trường hợp nhiễm Deltacron ở châu Âu từ tháng 1, tất cả đều có đặc điểm “gai Omicron gắn trên Delta”.

Sự tái tổ hợp di truyền của virus SARS-CoV-2 xảy ra khi 2 biến thể cùng lúc xâm nhập một tế bào chủ. “Trong đại dịch Covid-19, từng xảy ra trường hợp 2 hoặc nhiều biến thể cùng nhau lưu hành trong một khoảng thời gian và ở cùng một khu vực địa lý. Điều này tạo cơ hội cho sự tái tổ hợp giữa các biến thể này”, Colson cho biết, và nói thêm rằng nhóm của ông đã phát triển một loại xét nghiệm PCR “có thể giúp nhanh chóng phát hiện các mẫu dương tính với biến thể này”.

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 9/3, bà Maria Van Kerkhove - trưởng nhóm chuyên gia về Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ở những nơi đã xuất hiện Deltacron, biến thể này cũng rất hiếm gặp. “Hiện chúng tôi chưa nhận thấy bất cứ sự thay đổi nào về mức độ nghiêm trọng của biến thể Deltacron, nhưng chúng tôi vẫn đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu", bà Van Kerkhove nói.

Báo Giao Thông đưa tin, biến thể lai gọi là "Deltacron", được cho là có nguồn gốc từ Pháp, là sự kết hợp giữa Delta và Omicron.

Trang INews (Anh) cho biết, mới đây, các nhà virus học tại Viện Pasteur, Pháp đã nộp tài liệu giải trình gen toàn diện về virus tái tổ hợp này lên cơ sở dữ liệu quốc tế GISAID, đồng nghĩa họ đã chính thức xác nhận đây là một biến thể.

Biến thể này bị nghi là đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới như một ca tại Soissons, miền Bắc nước Pháp, sau đó là ở Đan Mạch, Hà Lan và gần nhất là nghi xuất hiện tại Anh, Mỹ.

Tháng trước, Cơ quan An ninh Y tế Anh (UKHSA) cũng đưa Deltacron vào loại "có tín hiệu cần điều tra" khi phát hiện một số ca nghi ngờ tại Anh nhưng chưa thực sự xác nhận.

Mức “tín hiệu cần điều tra” là thấp hơn 2 bậc so mức “biến chủng đáng quan ngại” như Omicron hay Delta.

Nhiều người bày tỏ quan ngại khi biến thể này là tái tổ hợp giữa hai biến chủng gây bệnh nghiêm trọng nhất đại dịch là Delta và Omicron vì bản thân Delta đã gây bệnh nặng hơn các biến chủng khác còn Omicron có khả năng siêu lây nhiễm.

Tuy nhiên, giới khoa học nhấn mạnh, hiện tại, nhiều người dân trên thế giới đã có khả năng miễn dịch đáng kể với cả 2 biến chủng này nên không quá e ngại Deltacron có thể né được miễn dịch từ vaccine.

MỘC MIÊN (Tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh