THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:41

Phát hành bộ tem "Kỷ niệm 100 năm sinh Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch"

Nhằm tri ân và tôn vinh công lao của đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Ngoại giao phát hành bộ tem "Kỷ niệm 100 năm sinh Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (1921-1998)" theo nghi thức đặc biệt vào ngày 14/5/2021 tại Hà Nội.

Bộ tem gồm 01 mẫu tem giá mặt 4.000đ, có khuôn khổ 32 x 43mm do họa sĩ Nguyễn Du (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế theo phong cách đồ họa thể hiện chân dung Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch ở vị trí trang trọng, phía sau nền là cờ Tổ quốc.

Phát hành bộ tem "Kỷ niệm 100 năm sinh Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch" - Ảnh 1.

Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã được Đảng và Nhà nước tin tưởng, giao nhiều trọng trách. Đồng chí tham gia đấu tranh cách mạng từ rất sớm, bị thực dân Pháp kết án 5 năm tù và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1943 trong nhà tù Sơn La. Tháng 9/1945, đồng chí về công tác tại Bộ Quốc phòng và giữ chức vụ Chánh Văn phòng Quân uỷ Trung ương, Bí thư đảng uỷ các cơ quan Bộ Quốc phòng và Tổng tư lệnh (1947-1949). Sau đó đồng chí chuyển sang công tác chính quyền và Đảng vụ, làm Phó Bí thư rồi Quyền Bí thư tỉnh uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Hà Đông (5/1949 đến 5/1951); Uỷ viên Đảng Đoàn và Uỷ viên Uỷ ban Kháng chiến hành chính Liên khu 3, Bí thư Đảng ủy các cơ quan của Liên khu (1949-1954).

 Từ năm 1954, ông chuyển sang công tác trong ngành ngoại giao và lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao (1954-1956), Tổng Lãnh sự nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cộng hòa Ấn Độ (1956-1960); Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Uỷ viên Đảng đoàn Bộ Ngoại giao (8/ 1960- 5/1979); Quyền Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Genève về Lào (1961-1962); Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách công tác đấu tranh chống Mỹ (từ 1964). Tháng 5/1979, ông làm Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao (hàm Bộ trưởng), rồi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao từ tháng 1 năm 1980; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó Thủ tướng) kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (tháng 2 năm 1987-1991). Ông là Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng từ tháng 12 năm 1976 đến 1991, Uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị từ năm 1982, Uỷ viên chính thức Bộ Chính trị khoá VI (1986-1991), phụ trách Ban Đối ngoại Trung ương Đảng.

Hơn 60 năm hoạt động cách mạng trên nhiều cương vị công tác quan trọng, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã có nhiều đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước. Là nhà ngoại giao lỗi lạc với dấu ấn hơn 40 năm cống hiến cho ngành, phong cách ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch là bài học, là kinh nghiệm quý báu đối với tầng lớp kế cận và với cả thế hệ trẻ sau này. Bên cạnh đó, đồng chí cũng là người có công lớn trong đề xuất và thực hiện đổi mới tư duy đối ngoại, góp phần đưa đất nước thoát thế bao vây, cô lập, từng bước mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế. Ghi nhận những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, nhất là trong lĩnh vực đối ngoại, Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng và nhiều danh hiệu cao quý khác cho đồng chí.

Ghi nhận những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, nhất là trong lĩnh vực đối ngoại, Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng và nhiều danh hiệu cao quý khác cho đồng chí.

Bộ tem được cung ứng trên mạng bưu chính công cộng từ ngày 14/5/2021 đến ngày 31/12/2022.

Th.H

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh