Gia đình, cộng đồng và toàn xã hội hãy nói không với bạo lực, xâm hại trẻ em
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 21:33 - 27/05/2017
Tới dự lễ phát động còn có Thứ trưởng Đào Hồng Lan, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng. Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Lê Thị Nguyệt, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Ngô Văn Quý. đại diện các tổ chức quốc tế. lãnh đạo các bộ, ban, ngành trung ương, lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH 15 tỉnh phía Bắc cùng 300 em nhỏ đại diện cho gần 26 triệu trẻ em Việt Nam.
Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh hoan nghênh Bộ LĐ-TB&XH chọn chủ đề Tháng hành động vì trẻ em "Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em".
Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, truyền thống của dân tộc Việt Nam là yêu trẻ, chăm lo cho trẻ vì trẻ em là tương lai dân tộc, đất nước thịnh hay suy phụ thuộc vào sự phấn đấu của các em. Luôn phấn đấu dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà cho các em có hoàn cảnh đặc biệt.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, năm nay phát động Tháng hành động vì trẻ em trong bối cảnh có nhiều hoạt động quan trọng: Hội nghị quốc tế “Một tỉ khối óc: Trẻ em thông minh hơn, kinh tế vững mạnh hơn” với sự tham gia của lãnh đạo cấp cao 28 quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương” vừa diễn ra, các nước đã thống nhất chương trình hành động nhằm phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; Tháng hành động vì trẻ em cùng thời điểm ngày 1/6 Luật trẻ em có hiệu lực thi hành. Đồng thời, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em . Ngày 16/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 18 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt TP Hà Nội.
Theo Bộ trưởng, Tháng hành động với chủ đề “Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” là thời cơ, cơ hội để cả nước nhìn lại công tác trẻ em trong thời gian qua, tăng cường tuyên truyền giáo dục xã hội bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Đồng thời, là dịp để gia đình, cộng đồng và toàn xã hội cùng chung tay nâng cao trách nhiệm vì trẻ em, ngăn chặn tình trạng cưỡng bức và xâm hại trẻ em. Bộ trưởng Dung nhấn mạnh: "Đề nghị các cơ quan chức năng, tổ chức xử lý nghiêm những vụ xâm hại trẻ em đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em”.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt TP Hà Nội.
Cũng nhân dịp này, Bộ trưởng kêu goi các cấp, ngành, tổ chức xã hội phối hợp chính quyền địa phương chăm lo giáo dục con trẻ để các em sống những ngày vui tươi hơn. Để những khoảng tối ngày càng ít đi và những khoảng sáng trong cuộc sống các em ngày càng được nhân lên.
Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam Youssouf Abdel – Jelil đánh giá cao việc Chính phủ Việt Nam ban hành Luật trẻ em 2016. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng và toàn diện để bảo vệ trẻ. Tháng hành động vì trẻ em năm nay với chủ đề “Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” là cơ hội để tập hợp các cá nhân, động đồng và chính phủ cùng đồng hành để chấm dứt bạo lực, xâm hại trẻ em.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cùng các đại biểu, các em nhỏ thả bóng cùng những thông điệp của Tháng hành động vì trẻ em.
Theo ông Youssouf Abdel, 120 triệu trẻ em gái và 73 triệu trẻ em trai trên thế giới là nạn nhân của bạo lực, xâm hại. Châu Á là khu vực tỷ lệ trẻ em bị bạo lực và xâm hại cao nhất và Việt Nam không nằm ngoài các nước trên. Hiện những số liệu thống kê về nạn bạo lực, xâm hại trẻ em của Chính phủ Việt Nam dựa trên số liệu thống kê hành chính và chưa phản ánh được hết thực trạng trẻ bị xâm hại, bạo lực. Đặc biệt, việc trừng phạt thân thể cũng xảy ra ở nhiều trường học nơi mà nhiều người vẫn coi đây là một biện pháp hiệu quả để giữ kỷ luật trong lớp học và định hình hành vi của trẻ em, như câu thành ngữ của Việt Nam đã nói “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị các cơ quan xử lý nghiêm những vụ bạo lực, xâm hại trẻ em.
Trưởng đại diện UNCEF cho biết thêm, gánh nặng bạo lực xâm hại trẻ em không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các em, gia đình mà còn cản trở sự phát triển của xã hội. Tác động xâm hại bạo lực ước tính lấy đi khoảng 2% GDP của các nước châu Á Thái Bình dương. Tuy nhiên, đầu tư phòng chống xâm hại có thể phòng ngừa được và xoay chuyển tình hình. “Bạo lực, xâm hại trẻ em là không thể chấp nhận được. Chúng ta phải phát huy những sáng kiến để bảo vệ trẻ em, để mọi trẻ em được sống trong môi trường an toàn nhất”, trưởng đại diện UNICEF nhấn mạnh.
Thứ trưởng Đào Hồng Lan cùng các đại biểu tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều hoạt động nhằm bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em, biến cam kết quốc tế thành hành động. Để triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em UNCEF đề xuất một số khuyến nghị như: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về bảo vệ trẻ em nhằm nghiêm cấm và giải quyết tất cả các hình thức bạo lực, xâm hại đối với tất cả trẻ em dưới 18 tuổi. Xây dựng những giải pháp cụ thể để chấm dứt bạo lực, xâm hại trẻ em, tập trung vào việc thúc đẩy kỹ năng làm cha mẹ, tham gia và tăng quyền năng cho trẻ em gái và trẻ em trai trong việc xử lý và báo cáo bạo lực, xâm hại. Tăng cường nguồn nhân lực cho bảo vệ trẻ em. Thành lập một mạng lưới các cộng tác viên bảo vệ trẻ em cấp xã và đào tạo, bố trí đầy đủ các vị trí cán bộ xã hội chuyên nghiệp để cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Đảm bảo phân bổ ngân sách dành cho bảo vệ trẻ em ở cấp trung ương và địa phương, đưa các mục tiêu và ngân sách bảo vệ trẻ em vào Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của trung ương và địa phương.
Thứ trưởng Đào Hồng Lan tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Phát biểu tại lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em 2017, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho rằng, hiện nay một vấn đề lớn được cả thế giới quan tâm đó là tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em. Bạo lực, xâm hại trẻ em được coi là một trong những vấn nạn đối với trẻ em trên phạm vi toàn cầu. Ở Việt Nam, trẻ em bị xâm hại, bạo lực không loại trừ và có nguy cơ ngày càng gia tăng. Nhất là thời gian gần đây, xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong xã hội. Phó Chủ tịch nước hoan nghênh Bộ LĐ-TB&XH phát động Tháng hành động vì trẻ em với chủ đề “Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”
Nhân Tháng hành động vì trẻ em 2017, Phó Chủ tịch nước đề nghị Bộ LĐ-TB&XH và các bộ, ngành, đoàn thể trung ương cùng địa phương tích cực triển khai và tuyên truyền sâu rộng Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chỉ thị 18 CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương triển khai Tháng hành động vì trẻ em. Quốc hội tăng cường giám sát việc triển khai Luật trẻ em. Bên cạnh đó, cần chú trọng công tác truyền thông, giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em đến các thành viên gia đình, giáo viên, những người trực tiếp làm công tác trẻ em; Cũng như giáo dục, phổ kiến cho trẻ em kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, tự phòng ngừa bạo lực, xâm hại mình.
Thứ trưởng Đào Hồng Lan tham quan gian trưng bày truyền thông về Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Nhân dịp này, Quỹ BTTE Việt Nam và Quỹ BTTE Hà Nội tặng 50 suất quà, mỗi suốt 2 triệu đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vươn lên học giỏi TP Hà Nội.
Các khẩu hiệu trong Tháng hành động vì trẻ em năm 2017: 1.Tháng hành động vì trẻ em 2017 – Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. 2.Thực hiện Luật trẻ em để bảo vệ trẻ em chúng ta. 3.Chúng ta hãy cùng xây dựng môi trường sống an toàn để trẻ em không bị bạo lực, xâm hại. 4.Roi vọt không làm làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng. 5.Hãy gọi 18001567 để lên tiếng tố cáo mọi hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em. 6.Mùa hè an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em. |