THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 05:44

Phạm Bằng: Đem tiếng cười dâng đời, để nước mắt riêng mình

Nghệ sĩ Phạm Bằng qua đời vào tối 31/10 ở tuổi 85 sau một thời gian chiến đấu với bệnh tật. Đồng nghiệp, bạn bè và khán giả bất ngờ khi nghe tin dù biết ông đã ở độ tuổi xưa nay hiếm.

Hồi đầu năm, nghệ sĩ hài nổi tiếng đất Bắc vẫn khoe về sức khỏe và sự minh mẫn ở tuổi 85 giúp ông có thể đi khắp nơi để diễn. Người ta vẫn thấy ông rong ruổi trên chiếc xe máy quen thuộc đến các điểm diễn - chẳng khác gì hình ảnh thời còn trẻ.

Người nghệ sĩ mang tiếng cười cho khán giả trong nửa thế kỷ qua.

Nghệ sĩ Phạm Bằng là người như vậy, ông đam mê với nghề, cống hiến cho từng vai diễn trên sân khấu. Người trong nghề còn đùa rằng: “Bác Bằng ‘hói’ xuất hiện ở đâu, tiếng cười lại có ở đó”.

Cả đời mua vui cho thiên hạ

NSƯT Phạm Bằng sinh năm 1931 tại Hà Nội. Thời còn nhỏ, ông có mác “cậu ấm Hà thành”, cuộc sống khá sung túc. Biến cố xảy ra sau khi gia đình gặp khó khăn trong kinh doanh. Ông từng bỏ dở việc học tại trường Cao đẳng Giao thông Công chính trong những năm 50 của thế kỷ trước.

Cơ duyên đến với nghệ thuật khá tình cờ. Năm 1959, ông tham gia đoàn kịch nghiệp dư của nhà thơ Hoàng Cầm, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Kể từ đây, ông gắn bó với nghệ thuật. Cuối năm 1959, ông tham gia vào Đoàn văn công Hà Nội.

Nghệ sĩ Phạm Bằng trong tấm ảnh chụp bên các đồng nghiệp như nghệ sĩ chèo Quốc Anh, Quang Thắng.

Những năm đầu khởi nghiệp, ông tạo được dấu ấn trên sân khấu nhờ vai thiếu úy Minh trong vở kịch Đêm tháng 7, Lý Trưởng trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt.

Chỉ xuất hiện hai cảnh diễn nhưng Hồn Trương Ba, da hàng thịt mang về cho nghệ sĩ Phạm Băng Băng huy chương Vàng trong Hội diễn sân khấu toàn quốc. Khi nhớ về vai diễn này, ông không giấu được sự tự hào. Không phải mừng vì có huy chương, Phạm Bằng cảm động khi khán giả chỉ thích xem Lý Trưởng hống hách do ông đảm nhận.

“Tôi càng mừng hơn khi vai diễn phản diện này mang lại tiếng cười cho mọi người”, nghệ sĩ chia sẻ.
Đó là những động lực khiến Phạm Bằng càng quyết tâm sống chết với nghề diễn. Dù nói về thù lao, nghiệp diễn không đủ giúp ông đảm bảo cuộc sống gia đình. Ở tuổi lục tuần, tên tuổi Phạm Bằng còn nổi hơn trước. Ông được coi là gương mặt quen thuộc của mọi gia đình sau thành công của chương trình Gặp nhau cuối tuần.

Nghệ sĩ trong một vở hài cùng Kim Oanh. Là tiền bối, ông sẵn sàng trở thành bệ phóng để nâng đỡ thế hệ trẻ.

Cao tuổi nhưng ông thường đóng chung với các nghệ sĩ nữ trẻ tuổi thuộc thế hệ con cháu như Vân Dung, Thu Hương, Kim Oanh. Ông khéo tung hứng, sẵn sàng làm “bệ phóng” cho các tên tuổi trẻ. Cũng vì thế, các cô thường rất thích đóng chung với “bố” Phạm Bằng.
Từ năm 2006, ông thường tham gia thực hiện các vở hài tết hợp tác cùng nhiều nghệ sĩ như Xuân Bắc, Công Lý, Tự Long, Quang Thắng, Vân Dung, Vượng “râu”. Hồi đầu tháng 10, ông bất ngờ tiết lộ vắng mặt trong đĩa hài 2017 vì vấn đề sức khỏe.
Chẳng thể ngờ, vài tuần sau đó, ông đã qua đời.

Trở về ngôi nhà với nỗi cô đơn

Nghệ sĩ Phạm Bằng cho đến khi qua đời vẫn sống ở ngôi nhà từ thời Pháp thuộc nằm trên tầng hai ở phố Hàng Giầy, Hà Nội.
“Với tôi, những gì thuộc về ngày xưa đều đẹp đến khắc khoải. Nếu được chọn tôi muốn được sống như ngày xưa, phố phường đẹp, con người đẹp, làm gì cũng hết mình.

Và ngày xưa của tôi còn là một gia đình với đầy đủ thành viên”, ông nói về cuộc sống của mình sau khi vợ mất và các con trưởng thành.

Phạm Bằng bên vợ. Bà qua đời từ 15 năm trước, để lại cho ông nỗi nhớ về một ngôi nhà với đầy đủ thành viên.

15 năm qua, ông gắn bó với ngôi nhà nhỏ và thường nhớ về vợ. 
Nói về chuyện này, nghệ sĩ vẫn tỏ ra tiếc nuối: “Giá như cái người đưa lại tình cảm thiêng liêng nhất với mình chỉ đi cách nhau khoảng một năm thôi thì đẹp".

Ông chưa từng nghĩ đến chuyện đi thêm bước nữa vì không thích “cảnh đi ngang về tắt”. Phạm Bằng mơ về tổ ấm gia đình đúng nghĩa, không có mâu thuẫn giữa các thành viên. “Bản thân tôi không muốn mà chuyện đó cũng làm nhân cách của mình đi xuống”, ông chia sẻ.
Cách đây vài năm, ông vẫn đứng bán quán lục tàu xá, bánh trôi tàu coi như niềm vui mỗi ngày. Ông chỉ nghỉ quán sau khi không đủ sức khỏe. “Ở cái tuổi của tôi không phải đêm nào cũng ngủ ngon giấc. Tôi bán quán cũng là cách giao lưu với khán giả, khỏi phải trằn trọc nghĩ ngợi, để cho nước mắt lặn vào trong”, Phạm Bằng bộc bạch về cuộc đời.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh