CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:27

Ông lão mù 20 năm bán bánh lề đường kiếm tiền chữa bệnh cho vợ

 

Với nghề mưu sinh là bán bánh thửng, ông lão mù đã 20 năm lăn lộn vỉa hè để kiếm từng đồng tiền trang trải cuộc sống và chữa bệnh cho người vợ bị tim, tiểu đường.

 

Buổi chiều, trên góc đường Nguyễn Tri Phương giao với 3/2, có một ông lão mù hai mắt, cổ đeo một giỏ bánh thửng ngồi rao hàng giữa dòng xe cộ ồn ào tấp nập. Ông tên Trần Minh Quang (64 tuổi, quê TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang), lên Sài Gòn mưu sinh từ năm 1994 đến nay.

 

Năm 9 tuổi, ông bị bệnh đậu mùa khiến cả hai mắt bị nổi ban đen. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ không có tiền để đưa ông đến bệnh viện. Biến chứng của bệnh làm ông bị mù cả hai mắt.



Hiện tại, ông lão mù đang sống trong căn nhà trọ nhỏ, ẩm thấp với bờ tường được gia cố bằng những mái tôn cũ kĩ. Căn nhà nằm trên đường Minh Phụng. Ông sống với người bạn đời của mình là bà Nguyễn Thị Kiu (68 tuổi).

 

Đôi mắt bị mù từ bé, cuộc sống gặp nhiều trắc trở nên ông rời quê lên Sài Gòn. Ở thành phố lớn nhất Việt Nam, ban đầu ông đi bán vé số nhưng cũng nhiều lần bị người ta lừa gạt lấy hết vé hoặc quỵt tiền. Rồi sau đó ông học làm bánh thửng. "Cũng rất nhiều lần họ không trả tiền bánh, làm tôi cứ ngồi chờ họ hoài đến tối luôn", ông Quang kể.


Buổi sáng, ông bắt đầu nhào bột để làm bánh thửng. Vì mù lòa nên hồi đầu ông thường xuyên làm bột vương vãi khắp nhà.


Trải qua các công đoạn như nhào bột, đánh tan trứng, nướng... chiếc bánh thửng thơm ngon ra đời. Ông cho biết mỗi ngày làm khoảng 40 cái và bán với giá 8.000 đồng. "Có bữa bán chạy, bữa ế nhất là những hôm mưa to, Khi ấy cả nhà phải ăn bánh bù cơm. Trung bình mỗi ngày tôi kiếm được khoảng 100 ngàn tiền lời", ông cho hay.

 

Giúp việc cho ông là người vợ của mình. Bà Kiu chỉ quanh quẩn ở nhà vì bị bệnh tim và tiểu đường nên không thể làm việc nặng được. Mọi chi tiêu của hai vợ chồng đều dồn gánh lên vai ông Quang.

 

Được bao nhiều tiền, hai vợ chồng dồn phần lớn vào thuốc men.

 

Vợ chồng ông có hai người con trai, nhưng không may người con đầu mất sớm. Người con trai thứ hai ở với ông bà đã 27 tuổi nhưng không nghề nghiệp ổn định.

 

Hằng ngày, cứ khoảng 14h ông bắt đầu rời khỏi con hẻm nhỏ để mang theo giỏ bánh thửng đi bán. Bất kể ngày nắng hay mưa, ông lão vẫn bắt xe bus, có khi xe ôm từ khu nhà trọ đến chỗ ngồi quen thuộc trên đường Nguyễn Tri Phương bán bánh.


Hằng ngày ông bán đến 19h mới quay trở về nhà trọ. Dù mù nhưng ông lão mù vẫn nhận biết được giá trị đồng tiền qua việc dùng tay sờ, mũi ngửi. Nhiều người thương tình cho ông số tiền lẻ còn thừa. Miệng ông luôn lanh lảnh câu rao "Bánh thửng thơm ngon mới ra lò, mời cô bác ghé mua".

 

Ông luôn quan niệm, dù trời không cho ông đôi mắt nhưng ông luôn cố gắng mưu sinh bằng chính sức lực của mình. "Ngày nào còn sống thì ngày ấy tôi còn chăm chỉ làm việc, chỉ mong sao trời thương cho sức khỏe tốt là vui rồi", ông lão chia sẻ.

theo tiin.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh