CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 04:12

Vụ núp bóng" thương hiệu ABB: Chờ phán quyết của cơ quan chức năng

Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cụ thể, sản phẩm máy biến thế trên thị trường gắn mác “ABB” (giống hệt thương hiệu ABB Thụy Sĩ) đã gây nhầm lẫn thương hiệu cho khách hàng khi mua hàng.

Sau khi nhận được khuyến cáo từ phía nhãn hiệu ABB Thụy Sĩ, Cty cổ phần máy biến thế ABB Việt Nam (cụm công nghiệp Hà Bình Phương, huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn tiếp tục sản xuất và sử dụng gắn hiệu ABB trên sản phẩm máy biến thế. 
Điều này đang khiến người tiêu dùng nhầm lẫn với sản phẩm cùng loại của Tập đoàn ABB có trụ sở tại Thụy Sỹ đang được bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam…

Máy biến thế gắn nhãn hiệu "ABB" của Ctycoor phần máy biến thế ABB Việt Nam, khiến người tiêu dùng lầm tưởng sản phẩm của ABB Thụy Sĩ

Tập đoàn ABBASEA BROWN BOVERI LTD – là Tập đoàn hàng đầu trên thế giới có trụ sở tại Zurich, Thụy Sỹ(Tập đoàn ABB) chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ điện, và tại thị trường Việt Nam, nhãn hiệu “ABB” đã đăng ký độc quyền. Tại thị trường Việt Nam, ABB bắt đầu hiện diện từ năm 1993 thông qua ABB Việt Nam. Đây là nhà đầu tư nước ngoài duy nhất sản xuất máy biến áp truyển tải tại Việt Nam.

Năm 2002, Tập đoàn ABB đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “ABB” độc quyền cho các sản phẩm liên quan đến máy biến áp, máy biến thế phân phối với thời hạn đến năm 2022. Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam lại xuất hiện Cty cổ phần máy biến thế ABB Việt Nam sử dụng dấu hiệu “ABB” trong tên doanh nghiệp, sản phẩm máy biến thế tương tự với nhãn hiệu và tên thương mại đang được bảo hộ của Tập đoàn ABB, khiến người tiêu dùng nhầm lẫn.

Còn Tập đoàn ABB, Thụy Sĩ thì “tá hỏa” đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và uy tín của mình. Theo Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu do WIPO/Cục Sở hữu trí tuệ quản lý, Cty cổ phần máy biến thế ABB Việt Nam không được Tập đoàn ABB cho phép (cấp li xăng) sử dụng nhãn hiệu “ABB”.

Kết luận giám định của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ Việt Nam (Bộ KH&CN) cũngkhẳng định, dấu hiệu “ABB” gắn trên sản phẩm máy biến thế và bảng hiệu của Cty cổ phần máy biến thế ABB Việt Nam được coi là yếu tố xâm phạm quyền đối với các nhãn hiệu “ABB” đang được bảo hộ tại Việt Nam của Tập đoàn ABB. 

Dấu hiệu "ABB" trên sản phẩm và trên biển hiệu của Cty cổ phần máy biến thế ABB Việt Nam chưa được Tập đoàn ABB cấp li xăng

Tuy thế, phía Cty cổ phần máy biến thế ABB Việt Nam vẫn cho rằng, việc đặt tên doanh nghiệp của họ đã tuân thủ theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp.

Cần nhanh chóng chấm dứt vi phạm

Luật sư Phạm Duy Khương, Giám đốc Cty cổ phần tư vấn S&B phân tích: “Việc Cty cổ phần máy biến thế ABB Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không đồng nghĩa với việc công ty được coi là không xâm phạm quyền đối với tên thương mại và nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp đã quy định rất rõ trường hợp doanh nghiệp vi phạm quy định về sở hữu công nghiệp Cụ thể, không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ KH&CN”.

Hình ảnh Logo - thương hiệu ABB, Thụy Sĩ nổi tiếng toàn cầu và được bảo hộ tại Việt Nam

Máy biến thế là sản phẩm thiết yếu phục vụ cho việc đảm bảo cung cấp điện ổn định phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất công nghiệp. Nếu các sản phẩm này không đảm bảo chất lượng không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống hàng ngày của nhân dân mà có thể đe dọa an toàn lưới điện. 
Với việc sử dụng dấu hiệu “ABB” trên sản phẩm máy biến thế giống với dấu hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam của tập đoàn ABB Thụy Sĩ, cũng theo Luật Cạnh tranh, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Hiện vụ tranh chấp nhãn hiệu “ABB” vẫn chưa “ngã ngũ”, các cơ quan chức năng đang giải quyết. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin khi có diễn biến mới.

Chánh Thanh tra Bộ KH&CN Trần Minh Dũng: 

“Một hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ gây tổn hại cho chủ thể quyền đối với đối tượng sở hữu trí tuệ bị xâm phạm(giảm thị phần, giảm lợi nhuận, làm suy giảm lòng tin của khách hàng vào sản phẩm mang nhãn hiệu đó...), mà còn gây thiệt hại cho người tiêu dùng khi mua phải hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu hàng hoá đó (như chất lượng không được như hàng thật nhưng phải trả tiền với giá trị tương đương với hàng thật)”

Nguyễn Thanh

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh