CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:03

Nước lũ chưa rút, người dân vùng ngập lụt Thừa Thiên Huế đối diện đợt mưa to mới

Nước lũ chưa rút hết tại xóm Đảo, thôn Thủ Lễ 2 (xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế)

Nước lũ chưa rút hết tại xóm Đảo, thôn Thủ Lễ 2 (xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế)

Nơi rốn lũ chưa hết lụt

Đến trưa 16/10, xóm Đảo (thôn Thủ Lễ 2, xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) với 52 hộ dân/221 nhân khẩu vẫn đang còn ngập sâu sau đợt mưa lũ kéo dài vừa qua. Do địa thế thấp trũng, nằm sát bên bờ sông Diên Hồng nên toàn bộ xóm bị ngập lụt cao, giao thông bị chia cắt hoàn toàn. Đến nhà của vợ chồng ông Nguyễn Dẫn (76 tuổi) và bà Hồ Thị Bé (78 tuổi) ở giữa xóm, trước sân nhà, nước vẫn ngập cao đến đồi gối, trong nhà nước chưa thoát ra hết. Ông Dẫn cho biết, mấy ngày vừa qua, nước dâng cao ngập vào trong nhà chính gần 30cm, trong nhà chỉ còn 2 ông bà già cả ở với nhau. Để bảo đảm an toàn, vợ chồng ông Dẫn đã kê những đồ đạc quan trọng lên cao, rồi chuyển lên ngôi nhà mới, có cốt nền cao hơn để ở. “Năm nào cũng vậy, cứ mùa mưa lũ là nước lại ngập vào nhà vì khu này thấp. Đặc biệt năm 1999, nước lũ dâng cao ngập gần hết nhà, cả nhà đã phải dỡ mái chui lên nóc rồi được chính quyền xã về “giải cứu” đưa đến chỗ an toàn”, ông Dẫn kể.

Ngôi nhà ông Dẫn bà Bé hiện đang ở vẫn đang bị nước lũ tràn vào

Ngôi nhà ông Dẫn bà Bé hiện đang ở vẫn đang bị nước lũ tràn vào

Sát bên nhà ông Dẫn là hộ gia đình ông Nguyễn Lợi (59 tuổi) thuộc diện đối tượng hộ nghèo bảo trợ xã hội. Bản thân ông Lợi và người con gái đầu lòng - Nguyễn Thị Thanh (22 tuổi) bị mù bẩm sinh. Chị Thanh còn bị khuyết tật tay. Bà Hồ Thị Bầm (59 tuổi, vợ ông Lợi) cũng vừa phải mổ mắt, hiện 1 mắt sáng, 1 mắt mờ. Trong đợt mưa lũ vừa qua, nhà cũ của gia đình ông Lợi do ở vị trí thấp nên cũng bị nước tràn vào, rất may là gia đình này vừa được hỗ trợ xây dựng nhà an toàn nên có nơi để tránh lũ. Được biết, gia đình ông Lợi được hỗ trợ ngôi nhà an toàn thông qua dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam”, do Chính phủ Việt Nam, Quỹ Khí hậu xanh và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tài trợ vào năm 2020. “Những năm trước khi chưa có ngôi nhà an toàn này, cứ mỗi khi xảy ra mưa, bão, lũ lụt là cả nhà lại phải khăn gói áo quần để sơ tán đến nơi cao ráo ở tạm. Từ khi được nhà nước hỗ trợ, bà con giúp đỡ xây nhà này, chúng tôi đỡ lo lắng hơn, như mấy hôm nay, khi nước dâng cao thì cả nhà đưa đồ ăn thức uống lên tầng 2 ở trên đó đợi nước rút”, ông Lợi chia sẻ.

Ông Dẫn kê cao các tài sản ông cho là quan trọng nhất, trong đó có 2 chiếc xe đạp mà vợ chồng ông vẫn dùng để đi lại hàng ngày

Ông Dẫn kê cao các tài sản ông cho là quan trọng nhất, trong đó có 2 chiếc xe đạp mà vợ chồng ông vẫn dùng để đi lại hàng ngày

Không chỉ xóm Đảo, tính đến trưa ngày 16/10, vẫn còn nhiều khu vực dân cư thuộc xã Quảng Phước bị chia cắt bởi nước lũ. Theo lãnh đạo chính quyền địa phương, hiện nay con đường WB2 nối trung tâm xã với các thôn Mai Dương, Lâm Lý vẫn còn ngập từ 20 - 30 cm. Do tuyến đường duy nhất này bị ngập khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Vào thời điểm nước lũ dâng cao, toàn bộ 476 hộ dân/1.961 nhân khẩu của 2 thôn này bị cô lập hoàn toàn. Bên cạnh đó, do đoạn đường đê Thủ Lễ 3 hiện vẫn còn ngập sâu gần 1m nên việc kết nối với 459 hộ dân/1.820 nhân khẩu thôn Thủ Lễ 3 cũng gặp nhiều khó khăn. “Nước tại các khu dân cư thì đã rút hết nhưng những tuyến đường giao thông kết nối thì vẫn còn ngập sâu nên gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại, mua sắm lương thực, thực phẩm”, Trung tá Trương Anh - Trưởng Công an xã Quảng Phước cho biết.

Ngôi nhà an toàn (2 tầng) của gia đình ông Lợi có cốt nền cao hơn hẳn so với ngôi nhà cũ

Ngôi nhà an toàn (2 tầng) của gia đình ông Lợi có cốt nền cao hơn hẳn so với ngôi nhà cũ

Ông Lợi cùng cô con gái đầu đều bị mù bẩm sinh, đồng thời chị Thanh còn bị khuyết tật cánh tay

Ông Lợi cùng cô con gái đầu đều bị mù bẩm sinh, đồng thời chị Thanh còn bị khuyết tật cánh tay

Khẩn trương khắc phục hậu quả - chuẩn bị phương án đón đợt mưa lũ mới

Cô Phạm Như Ý - Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Phước cho biết, ngay trong sáng 16/10, khi nước lũ bắt đầu rút, nhà trường đã huy động cán bộ, giáo viên, người lao động tiến hành dọn dẹp vệ sinh trường, lớp để chuẩn bị đón họ sinh trở lại. Theo cố Ý, trong những ngày qua, toàn bộ 3 cơ sở của trường Mầm non này đều bị ngập lụt, nước đưa theo bùn, đất chảy tràn vào khu vực hành lang, sân trường nên các cô giáo phải rất vất vả để quét dọn, vệ sinh sạch sẽ.

Theo ông Nguyễn Khánh - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phước, trong đợt mưa lũ vừa qua, nhiều khu dân cư và hầu hết các trường thọc trên địa bàn xã đều bị nước lũ tràn vào, gây ngập úng kéo dài. UBND xã đã vận động người dân, chỉ đạo các trường học tiến hành công tác dọn dẹp vệ sinh theo phương châm “nước rút đến đâu dọn dẹp đấy”  để đảm bảo an toàn. Mặt khác, UBND xã Quảng Phước cũng đã chỉ đạo lực của xã phối hợp với các lực lượng chức năng khắc phục cơ bản 50m bờ kè Mai Dương bị sạt lở do nước lũ chảy mạnh.

Empty
Giáo viên Trường Mầm non Quảng Phước tranh thủ dọn dẹp vệ sinh khi nước lũ rút để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường

Giáo viên Trường Mầm non Quảng Phước tranh thủ dọn dẹp vệ sinh khi nước lũ rút để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, công tác khắc phục hậu quả thiên tai cũng đang được các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung thực hiện. Đặc biệt, trong những ngày qua, các lực lượng vũ trang tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương khắc phục khẩn cấp sự cố sạt lở bờ biển tại xã Phú Diên (huyện Phú Vang). Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế đã xuất 50m3 đá hộc, 50 rọ thép và 1 cuộn vải lọc kích thước 900m2 cho địa phương để xử lý khẩn cấp khắc phục sạt lở. 

Nước lũ đưa bùn non vào phủ khắp sân Trường tiểu học ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền

Nước lũ đưa bùn non vào phủ khắp sân Trường tiểu học ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền

Trong lúc người dân, chính quyền địa phương đang nỗ lực khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ thì khu vực miền Trung nói chung, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng lại chuẩn bị đối diện với một đợt thiên tai mới từ ngày 16/10, với cảnh báo ở mức 4 cao nhất từ trước tới đây. Theo ghi nhận của phóng viên, ngay trưa 16/10, tại địa bàn Thừa Thiên Huế đã xảy ra một trận mưa có cường độ lớn. Đài Khí tượng thuỷ văn tỉnh Thừa Thiên Huế dự báo, từ ngày 16/10 đến ngày 18/10, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông; tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm. Mưa lớn có thể gây ngập úng cục bộ ở vùng trũng, khu đô thị, sạt lở đất vùng núi, vùng gò đồi.

Trưa 16/10, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế xảy ra trận mưa cường độ lớn. Tại TP Huế, nước mưa gây ngập cục bộ tại nhiều tuyến đường

Trưa 16/10, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế xảy ra trận mưa cường độ lớn. Tại TP Huế, nước mưa gây ngập cục bộ tại nhiều tuyến đường

Để ứng phó với thiên tai, mưa lũ, sáng 16/10, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Thừa Thiên Huếđã có Công điện gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các huyện, thị xã và TP Huế; các Sở, ban ngành, đơn vị trên địa bàn. Trong đó, yêu cầu rà soát kiên quyết sơ tán người dân tại những nơi nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, cửa sông, ven phá, trên lồng bè, chòi canh nuôi thủy hải sản, khu dân cư có nguy cơ bị ảnh hưởng của gió mạnh, sóng lớn, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, ngập lụt (chú ý ưu tiên sơ tán trước các đối tượng dễ bị tổn thương, phụ nữ mang thai, người già yếu,…); triển khai phương án ứng phó mưa lũ tại cấp xã theo phương châm 4 tại chỗ, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân và nhà nước.

THẢO VI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh