THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:49

NSƯT Phạm Bằng qua đời ở tuổi 85

 

Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Chí Trung chia sẻ với phóng viên: "Bác Phạm Bằng qua đời lúc 20h ngày 31/10 tại bệnh viện Hồng Ngọc (Hà Nội)". Được biết, một nhân viên bệnh viện đã gọi điện thông báo với NSƯT Chí Trung khi anh đang dựng vở ở Nhà hát Tuổi trẻ. Phía bệnh viện Hồng Ngọc cũng đã xác nhận thông tin này.

 

NSƯT Phạm Bằng hưởng thọ 85 tuổi.

 

Nghệ sĩ hài Đinh Trà My không khỏi bàng hoàng, nghẹn ngào trước thông tin trên: “Con không nghĩ là chưa đầy hai tháng mà phải báo đến 4 tin buồn cho nghệ sĩ Việt Nam. Bố ơi! Đột ngột quá, chúng con lại mất đi một bậc tiền bối, một nghệ sĩ đáng kính... Ôi! Còn chuyện gì xảy ra với làng nghệ sĩ nữa đây chứ? Con ko cầm nổi... Bố ơi ! Vĩnh biệt bố! Người nghệ sĩ mà con luôn kính trọng, đau xót quá Bố ơi!”.

Vài ngày trước, gương mặt gạo cội của chương trình Gặp nhau cuối tuần cho hay, vào hồi đầu năm 2016, sức khỏe của ông đột nhiên bị giảm sút. Trong suốt 3 tháng liền, ông gần như không ăn uống được gì. Ông bị sụt hơn 7kg. Người thân và bạn bè lo lắng ông bị ung thư.

Sau đó, ông được con gái đưa sang Singapore khám bệnh. Các bác sĩ ở đây phát hiện ông bị tắc ống mật. Trải qua 2 lần phẫu thuật, sức khỏe của NSƯT Phạm Bằng được cải thiện.

Ông chia sẻ với phóng viên: "Các bác sĩ khuyên tôi nên tiếp tục nằm viện để theo dõi và điều trị thêm. Tuy nhiên, sau 3 tuần tôi bảo con gái: 'Thôi cho bố về Việt Nam chứ cứ nằm ở đây, có lẽ phải bán nhà mất'. Chữa bệnh ở nước ngoài tốn kém lắm, chỉ tính riêng tiền nằm viện đã hết 500 USD/ngày, chưa kể tiền thuốc men, chi phí cho người đi theo chăm sóc".

Khi về Việt Nam, NSƯT Phạm Bằng nằm ở một bệnh viện quốc tế tại Sài Gòn khoảng 1 tháng. Ông mới trở về Hà Nội được khoảng 2 tuần nay.

NSƯT Phạm Bằng chia sẻ, sức khỏe của ông đã bình phục được 80%. Tuy nhiên, thành viên ê-kíp đoàn làm phim Chôn nhời tiết lộ, khi tới mời ông tham gia đóng phim, ông đang rất yếu. Đoàn làm phim có ý định quay ngay tại nhà riêng của nghệ sĩ nhưng sức khỏe của ông vẫn không đảm bảo.

 

Hình ảnh nghệ sĩ Phạm Bằng khi bị bệnh.


Năm 1964, đoàn kịch Hà Nội cùng các đoàn cải lương, đoàn chèo… được tách ra và bắt đầu đời sống riêng của mình. Tại đoàn kịch Hà Nội, đạo diễn Nguyễn Đình Nghi mời Phạm Bằng tham gia các vở diễn. Ông bắt đầu nổi tiếng với các vai phản diện. Đầu 1975, Phạm Bằng chuyển sang đoàn kịch nói Trung ương và GS. Đình Quang là người phát hiện ra khả năng đóng vai hài của ông.

Một số tiểu phẩm tiêu biểu của Phạm Bằng như: “Nghe đồn”, “Cờ bạc”, “Về quê”… Nhắc về sự nghiệp diễn xuất của ông người ta vẫn nhớ những vai diễn để đời của ông từ chính kịch đến những vai diễn hai trên các tiểu phẩm của truyền hình. Từ vai thiếu úy Minh trong vở kịch tình báo “Đêm tháng 7” (đạo diễn Dương Linh) đến vai Lý Trưởng trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (của Lưu Quang Vũ) và vai Thương trong “Mớ đời Thương” (của Tất Đạt). Có thể nói đây là hai vai diễn để đời của ông, với một vai phản diện, một vai bi hài mà không ai có thể thay thế được.

 Vào những năm 2000, ông nổi tiếng với các vai “sếp đầu hói” trong chương trình “Gặp nhau cuối tuần” của VTV3. Với lối diễn hài tưng tửng, tỉnh queo, ông đã định hình được một phong cách hài rất riêng mang thương hiệu Bằng "hói" trong các tiểu phẩm trên truyền hình. Từ năm 2006 đến 2010, nghệ sĩ Phạm Bằng đi diễn liên tục.

NSƯT Phạm Bằng từng tâm sự, lúc ông về hưu có nhiều hụt hẫng, nếu không tìm lấy một việc gì đó để làm thì sẽ rất buồn. Cái buồn đấy nó sẽ càng dội đến lúc tuổi cao sức yếu. May mắn ông chịu khó tập tành nên sức khỏe tốt, chưa có gì phải quá lo lắng về tuổi già. Trí nhớ thì cũng mới hao hụt ba phần mười (3/10) thôi nên vẫn có thể đi diễn tốt.

Ông thú thực, đi diễn còn là cách để khỏa lấp những trống trải trong đời tư. Vợ ông qua đời cách đây gần 15 năm, sau hai năm ông về hưu.

Gương mặt gạo cội của Gặp nhau cuối tuần cho biết, mẹ ông không muốn con trai theo nghề diễn viên. Ông chưa bao giờ thấy mẹ vui vì sự lựa chọn của ông, kể cả khi sau này, ông có một chút tiếng tăm. Chưa bao giờ mẹ ông khen ngợi con trai trong việc diễn xuất và ông cũng không dám mong mẹ sẽ tới rạp xem mình biểu diễn…

Ngoài đời, NSƯT Phạm Bằng luôn được đồng nghiệp yêu quý và ngưỡng mộ bởi con người vừa say mê với nghề diễn, vừa hiền lành, đức độ, lại là người làm việc cực kỳ nghiêm túc. Thậm chí là diễn viên hài, nhưng bước xuống sân khấu, không bao giờ thấy ông bông phèng, hay trêu đùa theo cách như ở trên sân khấu.

 

NSƯT Phạm Bằng sinh năm 1931 tại Hà Nội. Bố mất sớm, ông cùng một chị gái và một người em nữa sống với mẹ.

Ông là nghệ sĩ đa năng khi vừa đóng kịch, đóng phim, diễn hài. Ông từng đoạt hai huy chương Vàng trong Hội diễn Sân khấu toàn quốc với vai Lý Trưởng trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và vai Thương trong “Mớ đời Thương”.

Với điện ảnh, ông ghi dấu trong phim “Ngày lễ thánh”, “Đất mẹ”. Ông là một trong những nghệ sĩ không thể thiếu của chương trình “Gặp nhau cuối tuần”.

CÙ HÒA (tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh