NSƯT Hán Văn Tình sẽ được an táng tại quê nhà Phú Thọ
- Văn hóa - Giải trí
- 16:01 - 05/09/2016
Theo ca sĩ Hồ Quang 8, có một điều khá đặc biệt là NSƯT Hán Văn Tình trút hơi thở cuối cùng trùng khớp với giờ mà NSƯT Hoài Linh đã “bấm” trước đó. Vì thế, việc hậu sự cũng như tang lễ của ông không khiến các thành viên gặp bị động.
Gia đình vẫn tiếp tục niệm Phật cầu siêu thoát cho NSƯT Hán Văn Tình tại nhà riêng. Ảnh: HQ8.
NSƯT Hán Văn Tình điều trị căn bệnh ung thư phổi được khoảng 2 năm. Vào khoảng cuối năm 2015 ông đã có dấu hiệu phục hồi, đã có thể đi đóng phim và tốt hơn về tinh thần. Tuy nhiên, đến đầu năm 2016, ông có dấu hiệu bệnh trở nặng, khối u đã di căn đến xương, não và nhiều bộ phận của cơ thể. Gia đình cũng đã nhiều lần đưa anh tới bệnh viện trong tình trạng sức khỏe rất kém. Trước khi nhập viện cấp cứu hôm 1/9, nghệ sĩ Hán Văn Tình đã không ngủ được 10 ngày. Anh thường xuyên thúc giục vợ lên chùa lễ và còn tự lẩm nhẩm kinh Phật ở nhà.
Nghệ sĩ hài Trà My cho biết, trong những lần nói chuyện khi còn tỉnh táo, NSƯT Hán Văn Tình có cậy nhờ NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và chị lo giúp việc hậu sự khi ông nằm xuống. Theo nghệ sĩ Trà My, trước đó nghĩa trang Lạc Hồng Viên có tặng ông một khu đất để an táng nhưng sau đó nam nghệ sĩ lại muốn về quê ở Thanh Ba, Phú Thọ. Ông cho rằng, muốn về quê vì nghĩ sau này con cháu về thắp hương cho anh ấy thì thăm quê luôn, còn về Lạc Hồng Viên thì sau con cháu lại xa quê.
NSƯT Hán Văn Tình vừa trút hơi thở cuối cùng vào hồi 11h20 phút ngày 4/9 tại nhà riêng ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Ông hưởng thọ 60 tuổi.
Ông sinh năm 1957 tại Văn Lang, Tam Nông, Phú Thọ. Ông học Trường đào tạo Sân khấu ở Hà Nội từ năm 1973. Năm 1977, sau khi tốt nghiệp ông được phân về Đoàn tuồng Trung ương, nay là Nhà hát Tuồng Việt Nam và nghỉ hưu năm 2015.
.
Rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp, đàn em... đã đến thăm nam nghệ sĩ khi ông còn nằm trên giường bệnh. Ảnh: TL.
Trong suốt hơn 45 năm gắn bó với nghệ thuật, nghệ sĩ Hán Văn Tình đã từng đoạt Huy chương Bạc vai Lý Đại Hỷ trong vở tuồng "Hoàng Hôn Đen" (1985), Huy chương Bạc vai Ngự Y trong vở tuồng "Tiếng thét giữa Hoàng cung" (1990), Huy chương Bạc vai Hạng Võ trích đoạn tuồng "Hạng võ Bại Ô Giang (1993), Huy chương Bạc vai Sứ Nguyên trong vở tuồng "Trần Hưng Đạo" (1995), Huy chương Bạc vai Thổ Công trong vở tuồng "Bạch Tinh" (1996), Huy chương "Vì sự nghiệp sân khấu Việt Nam" do Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tặng năm 1999...
Ngoài ra, ông cũng gây ấn tượng với khán giả truyền hình qua hàng loạt bộ phim như: Đất và người, Bão qua làng , Canh Bạc , Vụ áp phe Đông Dương, Người thổi tù và hàng tổng, Phía trước là bầu trời…
Đặc biệt, nhắc đến người nghệ sĩ có nước da ngăm ngăm đen, đôi mắt to, cái đầu trọc lóc và dáng đi chẳng giống ai… người ta lại nhớ ngay đến một Chu Văn Quềnh trong bộ phim truyền hình dài tập “Đất và người” của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần chiếu trên VTV vào năm 2002. Vai diễn thành công tới mức người ta toàn gọi tên ông bằng tên nhân vật “lão Chu Văn Quềnh”.
CÙNG CHUYÊN MỤC
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?
Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc