THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 02:58

NSND Thanh Tuấn – người con đất Quảng bén duyên với nghệ thuật cải lương từ những viên kẹo đường

NSND Thanh Tuấn là một trong những cái tên đình đám của làng nghệ thuật cải lương ở những năm cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 của thế kỷ 20. Sở hữu chất giọng dày, vang đặc trưng cùng cách rung, ngân, nhấn chữ độc đáo, khi lên cao hay xuống trầm đều rõ nét nên giọng ca của Thanh Tuấn rất đặc biệt và khó có thể lẫn đi đâu được khi nghe.

NSND Thanh Tuấn – người con đất Quảng bén duyên với nghệ thuật cải lương từ những viên kẹo đường - Ảnh 1.

NSND Thanh Tuấn và NS Phượng Hằng trong một trích đoạn

Đến với sân khấu Dấu Ấn Huyền Thoại, NSND Thanh Tuấn đã có dịp ngồi lại để lắng đọng về quá khứ. Ông chia sẻ: “Anh yêu thích ca hát từ năm 7,8 tuổi. Anh nghe cậu Mười Út Trà Ôn, anh Thành Được, chị Út Bạch Lan,..ca trong đĩa thì anh lắng nghe và anh yêu quá, mê thích quá và cứ tìm tòi trong radio đó. Mỗi trưa nó có phát những kịch bản, vở tuồng thì anh theo anh nghe và anh học trên đó luôn”.

NSND Thanh Tuấn – người con đất Quảng bén duyên với nghệ thuật cải lương từ những viên kẹo đường - Ảnh 2.

NSND Thanh Tuấn và NS Cẩm Tiên

Sau đó, nam nghệ sĩ theo mẹ vào Sài Gòn làm thuê cho một tiệm thuốc bắc nằm ngay cạnh rạp hát Thủ Đô và đêm nào cũng có đoàn hát cải lương nên ngọn lửa đam mê trong lòng ông bắt đầu bùng cháy mãnh liệt. NSND Thanh Tuấn kể: “Anh canh chừng cái tuồng mà gần hết là anh bước vào anh xem đoạn cuối. Có một hôm anh bạo gan anh bước vào hậu trường của đoàn hát anh hỏi thăm: Giờ cháu muốn đi học ca, học hát thì làm sao rồi các anh, chị, cô, chú mới chỉ cho anh và anh tìm được thầy anh đi học, thầy Út Trọn. Sau 3 tháng thì anh qua học diễn xuất sân khấu, chú Bảy Trạch. Anh học thêm mấy tháng nữa thì đến khi anh ca được mấy chú, mấy anh đến cầm theo cục đường dụ anh ca và bảo anh rằng là ca đi chú cho cục đường. Vậy là cứ ca và được cho đường mỗi đêm rồi từ đó anh theo đoàn hát luôn đến giờ này” 

Nhắc đến con đường theo đuổi sân khấu cải lương của mình, NSND cho biết thêm: “Anh diễn cho sân khấu đầu tiên tại Sài Gòn là sân khấu của Bạch Liên Hoa. Anh được cho hát vai kép chánh đầu tiên trong vở Tướng cướp Bạch Hải Đường thì ra miền Trung hát cho đoàn Thủ Đô Hương Hoa Lan thì anh cũng hát kép chánh rồi lần lần từ đó là anh hát kép chánh suốt. Cái dấu ấn, dấu mốc lớn nhất đó là về sân khấu công ty Kim Chung hát cùng anh Minh Phụng, Lệ Thuỷ, Mỹ Châu, Minh Vương. Từ đó mà tên anh được khán thính giả biết đến và yêu thích”, đó là thời điểm năm 1965. Đến năm 1973, ông cùng nghệ sĩ Thanh Kim Huệ đóng cặp trong vở Đường Gươm Nguyên Bá và vở diễn đã tạo nên cơn sốt khắp mọi nơi, đưa Thanh Tuấn trở thành một hiện tượng. Cột mốc năm đó đã đưa tên tuổi của ông lên hàng danh ca và đây cũng là thời kỳ hoàng kim của NSND Thanh Tuấn khi hàng loạt các nhà sản xuất tìm đến ông và có thời điểm số bài thu âm lên đến ngưỡng 500, 600 bài.

NSND Thanh Tuấn – người con đất Quảng bén duyên với nghệ thuật cải lương từ những viên kẹo đường - Ảnh 3.

Hiện tại, ở độ tuổi 73, NSND Thanh Tuấn vẫn miệt mài cống hiến cho nghệ thuật dân tộc nước nhà. Trong gần 60 năm theo nghề, NSND Thanh Tuấn đã ca hơn 100 bài vọng cổ và diễn hơn 300 nhân vật khác nhau và ông cũng là một trong số ít những nghệ sĩ gạo cội còn hoạt động nghệ thuật tính tới thời điểm hiện tại.

Bên cạnh những câu chuyện về khoảng thời gian hoạt động nghệ thuật của mình, từ những năm tháng tuổi trẻ một lòng cống hiến cho đến thời kỳ đỉnh cao danh vọng, nam nghệ sĩ còn nói về những khắc khoải của mình, của tương lai nền nghệ thuật cải lương. Đồng thời, giọng ca gốc Quảng còn tái hiện những vở diễn gắn liền với tên tuổi như Nỗi lòng Chu Văn An của soạn giả Phi Hùng cùng với NSƯT Phượng Hằng hay trích đoạn Đường gươm Nguyên Bá cùng với nghệ sĩ Cẩm Tiên, đưa khán giả trở về năm tháng vàng của cải lương.

Tập 4 Dấu ấn huyền thoại với sự xuất hiện của NSND Thanh Tuấn sẽ được phát sóng vào lúc 20g35 thứ tư ngày 02/06/2021 trên kênh HTV7.

Trần Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh