THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 11:30

Nỗi buồn... giải thưởng

Lý do được một quan chức Bộ VH-TT&DL giải thích: Do hồ sơ "không đạt đủ số phiếu đồng ý 80% của tổng số thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước có mặt tại cuộc họp nên không đủ điều kiện trình Hội đồng cấp nhà nước xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 133/2018 - CP của Chính phủ".

Nỗi buồn... giải thưởng - Ảnh 1.

Đạo diễn Trần Văn Thủy không có tên trong danh sách đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh

Ở đợt trước, nhạc sĩ Phú Quang cũng không có tên trong danh sách này, với lý do tương tự.

"Hà Nội trong mắt ai" hoàn thành năm 1982 nhưng bị cấm chiếu. Thậm chí Trần Văn Thủy còn bị theo dõi vì bị nghi ngờ có "ý đồ xấu". Nhưng sau đó, Trần Văn Thủy lại tiếp tục làm "Chuyện tử tế", nói về những mâu thuẫn nội tại trong xã hội qua những câu chuyện về những "khuyết tật" của xã hội đương thời, về thân phận của những con người nghèo khổ, bất hạnh. Phải đến khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng xem "Hà Nội trong mắt ai" và Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ủng hộ bộ phim "Chuyện tử tế" thì cả 2 bộ phim được công chiếu vào năm 1987.

Hẳn những người thuộc thế hệ 6x, 7x còn nhớ rất rõ, khi "bộ đôi" phim tài liệu "Hà Nội trong mắt ai" và "Chuyện tử tế" đã được công chiếu tại nhiều rạp chiếu phim đã thu hút rất đông người xem. Người viết cũng đã từng xem và nhớ như in cảnh rạp phim chật cứng khán giả, ai cũng xúc động. Và tác động tích cực của những bộ phim này đối với nhận thức và hành vi nhân cách của nhiều người thời ấy là không thể phủ nhận.

Có lẽ với những người thuộc các thế hệ sau, việc xem một bộ phim tài liệu ở rạp là khó hình dung. Nhưng đó là sự thật, là một ấn tượng đáng nhớ với những người đương thời. Nó cho thấy giá trị to lớn của những tác phẩm nghệ thuật ấy.

Còn với nhạc sĩ Phú Quang, có lẽ không phải nói gì nhiều về những tác phẩm đã quá nổi tiếng, khắc sâu vào tâm khảm, gắn liền với đời sống của hàng triệu người hàng chục năm qua. Giá trị của nhạc Phú Quang cũng như những tên tuổi lớn khác như: Dương Thụ, Phó Đức Phương, Nguyễn Cường, Trần Tiến... là điều không thể bàn cãi.

Không cần là những người am hiểu về văn học nghệ thuật cũng đều biết Trần Văn Thủy và Phú Quang là những tên tuổi lớn trong lĩnh vực nghệ thuật của họ và những tác phẩm của họ là "để đời", những di sản quý được công chúng đều yêu và trân trọng.

Mọi tác phẩm văn học nghệ thuật đều hướng tới đối tượng "tối cao" là công chúng. Và công chúng cũng chính là người có "thẩm quyền" cao nhất đánh giá tác phẩm. Nhưng dường như trong việc "xét giải" thì lại không hề thấy bóng dáng của công chúng. Việc chọn ai "được" giải phụ thuộc vào một "hội đồng", chỉ họ có "quyền sinh quyền sát" trong tay,

Lần này, Phú Quang có tên trong số 37 tác giả vượt qua vòng xét của Hội đồng cấp nhà nước. Ông đang ốm rất nặng, vợ ông là người làm hồ sơ. Bà chia sẻ, nếu Phú Quang biết chuyện bà làm hồ sơ để "xét giải" thì ông sẽ không đồng ý. Bởi với ông bây giờ, mọi thứ không còn quan trọng nữa. Bà tiếc rằng, nếu giải thưởng được trao lúc ông còn khỏe thì nhạc sĩ đã có nhiều động lực cống hiến hơn.

Đó thực sự là một câu chuyện buồn...

BẢO KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh