THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:03

Bộ LĐ-TB&XH: Nỗ lực xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật

 

Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp dự hội nghị. (Ảnh P.Tuấn)

 

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có nhiều nội dung mới so quy định trước đây, đó là: Quy trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đánh giá tác động chính sách, các bước trình thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản; thành phần Hồ sơ trình văn bản tới Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội; trình Quốc hội; Kỹ thuật soạn thảo, kỹ năng đánh giá xác định vấn đề, đưa ra giải pháp lựa chọn hợp lý; Quy trình thủ tục đánh giá tác động thủ tục hành chính, đách giá tác động về giới và lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào văn bản; Trách nhiệm của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp, trách nhiệm của Ban soạn thảo dự án luật…

 

Ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ pháp chế phát biểu tại Hội nghị.

 

Theo Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp, hiện nay công tác tham mưu xây dựng văn bản hầu hết do các cục, vụ, tổng cục đảm nhiệm, tham mưu giúp lãnh đạo Bộ trong công tác xây dựng văn bản. Bên cạnh ưu điểm, đội ngũ cán bộ quản lý và công chức làm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều hạn chế yếu kém về kiến thức, kỹ năng, năng lực, phương pháp cần thiết đáp ứng các yêu cầu mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Hầu hết chưa cập nhật và nắm vững các quy trình theo Luật ban hành văn bản quy pháp luật 2015.

"Từ thực tiễn cho thấy việc cần thiết phải nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xác định rõ vai trò của của Thủ trưởng các đơn vị trong việc tham mưu chỉ đạo, kiểm tra, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị từ khâu lập đề nghị, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật”, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp nhấn mạnh.

Theo ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, được sự hỗ trợ của dự án GIZ trong khuôn khổ dự án "Mục tiêu xã hội trong tăng trưởng xanh bền vững ở Việt Nam", Bộ LĐ-TB&XH  tổ chức hội nghị "Tập huấn về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015" nhằm tập huấn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cục, vụ và các phòng và các chuyên viên trực tiếp tham gia soạn thảo văn bản.

 

Dự hội nghị có đại diện các Bộ ngành liên quan, tổ chức quốc tế và lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ cùng dự. 

 

Về một số thuận lợi, khó khăn trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, việc áp dụng các quy định mới về lập Hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật, Pháp lệnh, ông Lê Đức Hiền, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết: Từ khi thành lập đến nay, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội đã tham mưu cho Bộ và các cấp có thẩm quyền xây dựng được hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ, đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn của quản lý nhà nước trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Trong đó bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm; cai nghiện ma túy và hỗ trợ, hòa nhập cộng đồng cho nạn  nhân bị mua bán.

Nói về một số vấn đề mới đặt ra trong tình hình hiện nay của công tác phòng, chống tệ nạn xã hội, ông Lê Đức Hiền cho rằng: Sự thay đổi về quan điểm, nhận thức và phương pháp tiếp cận: Phòng, chống mại dâm, cai nghiện đối với người nghiện ma túy là các vấn đề luôn có nhiều quan điểm giải quyết khác nhau, tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể. Chính sách của nhà nước ta cho đến nay cũng đã có những thay đổi nhất định, từ việc chú trọng đến xử lý bằng các biện pháp hành chính (tổ chức giáo dục, cai nghiện bắt buộc tập trung) ở những năm trước, thì hiện tại đã thay thế bằng các biện pháp mang tính xã hội và đưa về hỗ trợ tại cộng đồng. Đặc biệt, trên cơ sở các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, phương pháp tiếp cận dựa trên quyền ngày càng được sử dụng trong việc nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách pháp luật về phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán.

Đánh giá về tác động của từng chính sách, ông Lê Quang Trung, Phó cục trưởng Cục Việc làm cho biết: Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ: vấn đề cần giải quyết, mục tiêu, giải pháp để thực hiện chính sách, tác động tích cực, tiêu cực, lợi ích, các giải pháp, tác động… Mặt khác để đảm bảo chất lượng của báo cáo đánh giá tác động, Luật mới quy định thủ tục bắt buộc lấy ý kiến góp ý và phản biện báo cáo. Tuy nhiên, theo ông Lê Quang Trung, việc này cần quy định cụ thể lấy ý kiến và phản biện.

Tại hội nghị, Thứ Trưởng Doãn Mậu Diệp yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị và toàn thể đại biểu tập trung lắng nghe, trao đổi đối thoại thẳng thắn những nội dung còn băn khoăn, chưa rõ, những bất cập để cùng nhau tháo gỡ. Đồng thời, Thủ trưởng các đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong công tác xây dựng pháp luật, chỉ đạo vận dụng kiến thức và các quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị đảm bảo đúng quy trình, chất lượng cao.

THANH NGỌC

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh