THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:40

Ninh Bình Nâng cao chất lượng đào tạo nghề

 Kết nối Cung - Cầu lao động.  

Trong những năm gần đây, Ninh Bình đã đẩy mạnh các hoạt động kết nối Cung - Cầu lao động, thu thập, cập nhật, thông tin thị trường lao động, thông tin người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; thông tin người lao động là công dân nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị… để chia sẻ, cung cấp kịp thời thông tin về thị trường lao động trên địa bàn tỉnh. Đến nay, đã cơ bản hoàn thành việc cập nhật thông tin cung lao động của 145 xã, phường, thị trấn và 2.234 doanh nghiệp.

 Ngoài ra, Ninh Bình còn chú trọng đến hoạt động cung ứng các dịch vụ việc làm. Đã tổ chức tốt hoạt động của Sàn giao dịch việc làm và các phiên giao dịch định kỳ hàng tháng. Trong năm 2018, đã tổ chức thành công 12 phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng với có 365 lượt đơn vị, doanh nghiệp tham gia Sàn giao dịch với trên 10.000 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh, tổ chức 02 cuộc tư vấn, giới thiệu việc làm lưu động tại địa phương; 01 hội nghị tư vấn kỹ năng tìm kiếm việc làm và phỏng vấn tuyển dụng, 01 phiên giao dịch việc làm chuyên đề “Du lịch - Khách sạn - Nhà hàng”.

 Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và người lao động tiếp cận thị trường lao động nhất là nhóm người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để họ sớm quay lại thị trường lao động. Đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm đã tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách, pháp luật lao động cho 14.120 lượt lao động; giới thiệu việc làm cho 917 lượt người trong đó có 387 người được tuyển dụng trực tiếp tại tiếp tại Sàn giao dịch.

Tăng cường công tác xuất khẩu lao động

 Tổ chức thực hiện Đề án Xuất khẩu lao động. Hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện Đề án; kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện Đề án XKLĐ tại 8/8 huyện, thành phố, 32 xã, phường, thị trấn và 24 thôn, xóm, phố; xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch tuyên truyền xuất khẩu lao động giai đoạn 2018 - 2020; tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án và bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn trong xuất khẩu lao động; thông báo danh sách 11 doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động đăng tải trên Website của Sở để Ngân hàng CSXH căn cứ thực hiện hỗ trợ vay vốn; thường xuyên cập nhật kết quả rà soát người lao động có nhu cầu XKLĐ để phối hợp với doanh nghiệp tư vấn cho người lao động.Đến nay, có 223 người lao động thuộc đối tượng Đề án đã xuất cảnh. Hàn Quốc: 21 người, Nhật Bản: 103 người, Đài Loan: 48 người, các nước khác: 51 người. Năm 2018, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 20.100 người lao động (vượt 3,66% kế hoạch), 1.400 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, hỗ trợ tạo việc làm cho 1.600 lao động thông qua Quỹ quốc gia về việc làm.  Ngân hàng CSXH tỉnh đã duyệt cho vay vốn đối với 1.243 dự án, với tổng kinh phí 99.400 triệu đồng.

Phát triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 

 Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 36cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.Trong đó có 05 trường cao đẳng, 10 trường trung cấp, 12 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 9cơ sở khác có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.Ninh Bình đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xây dựng, mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích xã hội hóa trong giáo dục nghề nghiệp.Nhìn chung các cơ sở đã tổ chức thực hiện tốt công tác đào tạo nghề nghiệp cho lao động trên địa bàn toàn tỉnh.

Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của thị trường lao độngvà từng đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn tham gia học nghề.Tập trung đào tạo các ngành, nghề phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh như: dịch vụ, du lịch, công nghiệp phụ trợ (lắp ráp ô tô, điện tử...);thực hiện các chính sách hỗ trợ cho học sinh học nghề theo quy định; tổ chức 03 lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề dạy trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và đào theo tín chỉ cho 130 giáo viên và giảng viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức thành công Kỳ thi tay nghề tỉnh Ninh Bình lần thứ IX; Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Ninh Bình lần thứ VI năm 2018.

Năm 2018, đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề cho 17.250 người lao động (đạt 100,3% kế hoạch năm. Trong đó: Đào tạo nghề dài hạn trình độ trung cấp, cao đẳng là 4.710 người; trình  độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng là 12.540 người; 39 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ ngân sách Nhà nước. Tỉ lệ lao động có việc làm mới hoặc vẫn làm công việc cũ nhưng có năng suất và mức thu nhập cao hơn đạt trên 80%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 49%. 

Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thị trường lao động,phù hợp với từng đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn tham gia học nghề.Tổ chức các hình thức dạy nghề phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn tham gia học nghề. Năm 2018, đã tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề cho 17.250  người lao động, trong đó: Đào tạo nghề dài hạn trình độ trung cấp, cao đẳng nghề là 4.710 người; trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới 03 tháng là12.540 người; 39 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ ngân sách Nhà nước. Tỉ lệ lao động có việc làm mới hoặc vẫn làm công việc cũ nhưng có năng suất và mức thu nhập cao hơn đạt trên 80%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 49%.  

 Trung tâm DVVL Ninh Bình tổ chức Ngày Hội Việc Làm

Tạo việc làm, phát triển thị trường lao động

Ngay từ những ngày đầu năm 2019, Ngành LĐ-TB&XH Ninh Bình đã tổ chức hối hợp với Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình xây dựng kế hoạch thu thập thông tin cầu lao động trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2019.Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu quản lý giáo dục nghề nghiệp việc làm, thông báo chỉ tiêu kế hoạch giải quyết việc làm năm 2019 và hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm của địa phương.Trong quý I, đã hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ cấp, cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài qua mạng điện tử. Cấp giấy phép lao động cho 34 người nước ngoài làm việc tại 14 doanh nghiệp; thẩm định nhu cầu sử dụng lao động tại 09 doanh nghiệp.

 Tổ chức triển khai thực hiện Đề án du học nghề, xuất khẩu lao động: Thực hiện rà soát nhu cầu đi xuất khẩu lao động tại các huyện, thành phố; làm việc với các doanh nghiệp, các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh về triển khai Đề án về du học nghề và xuất khẩu lao động; phối hợp với Trường Cao đẳng nghề Lilama 1 tổ chức hội thảo “Đào tạo nghề, Tiếng Đức để tiếp tục học nghề và làm việc tại CHLB Đức và đào tạo thí điểm nghề Hàn, nghề Chế tạo thiết bị cơ khí trình độ cao đẳng theo chương trình đào tạo của CHLB Đức”;tổ chức Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh, đào tạo gắn với giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động và du học nghề năm 2019.

Tổ chức Ngày hội “Thanh niên với nghề nghiệp và việc làm năm 2019” thu hút được 105 người lao động tham gia tư vấn, phỏng vấn, trong đó có 21 người lao động được tuyển dụng.Trường Trung cấp nghề Nho Quan, trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tại chức: Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, tích cực đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhàtrường; chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức sáp nhập 02 trường thành trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật và Du lịch tỉnh Ninh Bình. Tổ chức hội nghị tuyên truyền chính sách, hoạt động xuất khẩu lao động tại các huyện, thành phố.

Năm 2019, Ninh Bình tiếp tục phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Tạo việc làm mới cho 19.400 lao động, trong đó xuất khẩu lao động 1.000 người; tuyển sinh, đào tạo nghề cho 17.300 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 52%; tỷ lệ lao động có việc làm sau học nghề đạt trên 80%. Thực hiện các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm chương trình đào tạo nghề sát thực tiễn, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp; tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, huy động các doanh nghiệp tham gia dạy nghề. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn đào tạo nghề với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, thực hiện có hiệu quả các Đề án, chính sách, kế hoạch về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Ninh Bình./.

Thu Hương

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh