CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:11

Ninh Bình: Kết nối người lao động với doanh nghiệp

Nhu cầu tuyển dụng lao động tăng cao

Theo báo cáo của Trung tâm dịch vụ việc làm Ninh Bình, hoạt động giới thiệu việc làm và cung ứng lao động được Trung tâm tổ chức gắn liền với hoạt động tổ chức giao dịch trực tiếp tại các phiên giao dịch việc làm định kỳ tại Trung tâm, số lao động tìm kiếm việc làm, số doanh nghiệp tuyển dụng qua các phiên giao dịch ngày một tăng, tính đến nay có 229 lượt doanh nghiệp đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng tại Sàn với 22.927 lượt chỉ tiêu tuyển dụng.

Ninh Bình: Kết nối người lao động với doanh nghiệp
 - Ảnh 1.

Người lao động đến đăng ký tư vấn việc làm tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Ninh Bình

Thông qua hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, số lao động Trung tâm giới thiệu tuyển dụng được 962 người. Trong đó: Lao động được trực tiếp tuyển dụng qua 08 phiên giao dịch việc làm, tư vấn giới thiệu việc làm thường xuyên hàng tháng, số người hưởng chính sách Bảo hiểm thất nghiệp được tư vấn giới thiệu việc làm, ban hành quyết định chấm dứt có việc làm, bảo lưu thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp, có 403 người được tư vấn quay lại thị trường lao động. Xuất khẩu lao động là: 225 người, trong đó xuất cảnh chương trình EPS sang thị trường Hàn Quốc là 212 người, xuất cảnh đi theo chương trình IM Japan là 13 người. Số lượng tuyển dụng lao động ở tất cả các ngành nghề, trình độ trong các loại hình doanh nghiệp. Trong những tháng đầu năm 2019, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Ninh Bình đã tổ chức nhiều sàn giao dịch việc làm, thu hút hàng trăm doanh nghiệp và hàng chục nghìn lượt người tham gia.

Hoạt động thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng, Trung tâm đã tổ chức thu thập thông tin về chỗ làm trống, người tìm việc và các chương trình việc làm ngoài nước và đưa số liệu này lên trang web:vlninhbinh.vieclamvietnam.gov.vn và vieclamninhbinh.gov.vn để có thể chia sẻ thông tin trên phạm vi toàn quốc. Những dữ liệu này góp phần không nhỏ hỗ trợ trong công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm khác, hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động tự kết nối. Qua đó, kết nối việc làm thành công lao động làm việc trong nước, xuất khẩu lao động, học nghề.

Bên cạnh đó, thông qua công tác tư vấn, giới thiệu việc làm trong nước đã kết nối việc làm thành công lao động làm việc trong nước, xuất khẩu lao động, học nghề. Cùng với đó, công tác đào tạo, tư vấn xuất khẩu lao động cũng được quan tâm. Trung tâm cũng đã chú trọng tư vấn, phổ biến, hướng dẫn các thông tin liên quan đến thị trường lao động cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu về các vấn đề như: Tiền lương, chế độ bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, quy trình giải quyết tranh chấp lao động. Để giúp người lao động và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, Trung tâm thường xuyên khảo sát, thu thập, cập nhật thông tin cung - cầu lao động trên địa bàn bằng nhiều hình thức khác nhau. 

Đáp ứng nhu cầu giữa cung và cầu

Đầu năm, người lao động thường có xu hướng chuyển việc để tìm kiếm cơ hội mới phù hợp với điều kiện bản thân, gia đình và thu nhập. Nhiều doanh nghiệp cũng quen với xu hướng này nên luôn có kế hoạch để tuyển dụng bổ sung lao động, nhằm đáp ứng kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Có thể nói, biến động lao động đầu năm rất lớn trên thị trường lao động. Đặc biệt, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tay nghề phổ thông đã kết nối với Trung tâm, mong muốn tham gia các sàn giao dịch việc làm, hội nghị định hướng việc làm nhằm tuyển dụng được nguồn lao động phù hợp. Người lao động tìm kiếm việc làm mới tại các sàn giao dịch việc làm, hội nghị định hướng việc làm, được cung cấp, trang bị các kỹ năng tìm việc, phỏng vấn xin việc; được trao đổi, tìm hiểu cụ thể về công việc, các yêu cầu của từng vị trí tuyển dụng, mức lương, điều kiện làm việc, cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp... Nhu cầu các doanh nghiệp trong tỉnh tuyển dụng lao động ngày càng tăng cao.

Bên cạnh việc tổ chức các sàn giao dịch việc làm, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Ninh Bình cũng thông qua công tác khảo sát trực tiếp tại các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn, nắm bắt nhu cầu tuyển dụng, để từ đó tư vấn, cho người lao động. Ông Lã Thanh Tùng – Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ Việc làm Ninh Bình cho biết: "Trung tâm thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn cho người lao động. Trung bình mỗi tuần tổ chức 1- 2 buổi tư vấn cho người lao động, người hưởng trợ cấp thất nghiệp, lao động tự do. Có thời điểm đông, tổ chức sàn và mời các doanh nghiệp đến tham gia tuyển dụng. Các doanh nghiệp rất ủng hộ việc tổ chức sàn giao dịch việc làm để kết nối với người lao động và  cũng được kết nối để tìm hiểu ngành nghề và thị trường lao động". Theo ông Tùng, khó khăn trong quá trình tổ chức sàn giao dịch việc làm là tại một địa điểm, để tuyển dụng ngay tại chỗ là hơi khó mà phải quá trình lâu dài. Khi phiên giao dịch nào đó diễn ra thì vẫn tuyển được lao động, nhưng số lượng chưa đông. Còn về lâu dài, các doanh nghiệp tuyển lao động tại các địa bàn đó rất tốt. 

Ông Lã Thanh Tùng cũng cho rằng, khi lao động đã được tuyển dụng cũng phù hợp với mức lương chi trả của các doanh nghiệp. Mức lương tối thiểu thường từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng. "Với mức thu nhập đó cũng phù hợp với lao động tự do và lao động phổ thông. Tất nhiên, có những thời điểm, các doanh nghiệp có nhu cầu thì mức lương được nâng cao hơn, để  đúng với thời gian hợp đồng của hàng hóa. Cụ thể là làm thêm giờ, phụ cấp hoặc là một số ưu đãi tăng lên". Trong thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ Việc làm Ninh Bình tăng cường triển khai nhiều phiên giao dịch việc làm lưu động, phiên giao dịch việc làm chuyên đề, tổ chức nhiều hội thảo đến các huyện, xã giúp người lao động nắm bắt được chủ trương về lao động việc làm, để tiếp cận với các thị trường lao động cũng như lựa chọn được những công việc, ngành nghề phù hợp. Trung tâm dự kiến tổ chức các sàn giao dịch việc làm định kỳ tại đơn 3-4 lần/tháng, để kết nối việc làm cho người lao động thất nghiệp đến Trung tâm tìm việc làm trực tiếp, trung tâm cũng tổ chức các sàn giao dịch việc làm lưu động tại các huyện giúp người lao động địa phương kết nối, tìm kiếm được công việc phù hợp với khả năng, trình độ và nguyện vọng, giúp người tìm việc tại địa phương không phải mất thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí, đặc biệt là người lao động ở các huyện vùng sâu, vùng xa.

MỘC MIÊN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh