THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 11:31

Những vụ đứt lìa chân hi hữu được các bác sĩ nối thành công

Hình ảnh bàn chân bị cứa đứt do nắp pô xe máy

Những ca đứt chân hi hữu

Phẫu thuật thành công nối liền các phần chi thể bị đứt rời không còn quá xa lạ. Tỷ lệ thành công trong các ca phẫu thuật này hiện đạt từ 75-90%. Đây là một kết quả đáng tự hào vì phẫu thuật để cấy lại chi thể đứt rời bằng kỹ thuật vi phẫu là kỹ thuật vô cùng khó. 
Hiện trên toàn quốc đã có một số bệnh viện thực hiện thành công kỹ thuật vi phẫu nối chi thể đứt rời như: BV 108, BV Việt Đức, BV Đa khoa Huế, BV Chợ Rẫy, BV Chấn thương chỉnh hình Tp. Hồ Chí Minh…
Các bác sĩ khoa Phẫu thuật hàm mặt, tạo hình-thẩm mỹ, BV Việt Đức vẫn ấn tượng với trường hợp bé trai 6 tháng tuổi sống ở làng ven sông Hồng, Hà Nội bị đứt chân do dây thừng quấn vào bánh đà nghiến đứt chân bé. 
Nhà của bé ở ngoài bãi sông Hồng, bố mẹ đi làm nên gửi con cho ông nội trông. Vừa trông cháu vừa bận việc nên sợ cháu sơ sểnh rớt xuống nước, ông nội tìm dây buộc tạm chân cháu vào mé thuyền. Nhưng cũng không ngờ, sợi dây lại trở thành “hung thủ” gây nạn cho cháu nội. 
Nguyên nhân chỉ vì người ông vô ý để rớt một đầu dây xuống nước và vướng vào bánh đà, cuốn chặt khiến phần dây buộc vào cổ chân kéo căng thít, cứa đứt phần chân cháu bé. Thấy vậy, ông nội bé hoảng quá, quẳng phần chân đứt xuống sông rồi ôm cháu vào bệnh viện cấp cứu.
Khi vào bệnh viện, các bác sĩ đã hỏi phần chân đứt đâu, cả nhà mới tá hỏa vì đã trót ném xuống sông. Ngay lúc ấy, bác sĩ nói phải có phần đứt để vi phẫu nối chân. Gia đình vội vàng thuê 6 thợ lặn tìm phần chân đứt. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ mới vớt lên được. Sau khi người nhà mang đến bệnh viện, các bác sĩ đã nối thành công. Đây là trường hợp vô cùng may mắn với phần chi được nối liền và trẻ sau này vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, những ca phẫu thuật nối chi thể cho trẻ nhỏ thường rất phức tạp và khó khăn.
 

Suýt mất chân vì mẹ cố lách lên

Bác sĩ Đào Văn Giang, P. trưởng khoa Phẫu thuật Hàm mặt, tạo hình – Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức kể về trường hợp của bé M. P bị cắt đứt chân do nắp pô xe Ari Blade. Khi chở con đến trường, mẹ bé M.P (Gia Lâm, Hà Nội) lách qua một chiếc xe Air Blade để vào trường thì thấy con gái hét lên. Quay lại nhìn, bà mẹ không tin vào mắt mình khi 4 ngón chân của bé gần như bị lìa khỏi bàn chân…

Bé P. được chuyển tới Bệnh viện Việt Đức trong tình trạng 4 ngón chân trái bị đứt lìa hoàn toàn, chỉ còn một chút da dưới gan bàn chân còn dính lại.
May mắn, các bác sĩ đã nối thành công cho bé và đến nay bé vẫn đi lại bình thường. Bác sĩ Giang cho biết, ghi nhận các đợt tái khám của bé đều rất tốt.
TS Nguyễn Hồng Hà - Trưởng Khoa phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình – Thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Đức cho biết, trong phẫu thuật nối phần cơ thể đứt rời thường gặp nhiều khó khăn bởi không phải lúc nào các vết thương cũng “gọn như dao cắt” mà thường bị dập nát, giằng giật trước khi đứt. Các ca phẫu thuật với kỹ thuật vi phẫu thường kéo dài nhiều giờ đồng hồ, đòi hỏi sự tỷ mẩn, chuyên môn cao. 
Đối với các cơ phẫu thuật nối chi thể này, công tác chăm sóc hậu phẫu cũng đòi hỏi sự tỷ mẩn, theo dõi liên tục việc nuôi dưỡng phần chi thể được nối có đảm bảo không, nếu có bất kỳ sự thay đổi về mầu sắc cũng tác động đến kết quả.
Để có kết quả vi phẫu thành công cao, công tác chăm sóc phân chi thể bị đứt lìa cũng rất quan trọng. Bác sĩ Giang cho biết khi bị đứt, cần nhanh chóng nhặt phần chi thể đó lại, sau đó cho vào túi nilon sạch, không garo, bằng bó bì vì có thể làm hỏng mạch máu, không rửa bằng hoá chất. Sau khi gói vào túi nilon sạch, cho vào một túi nilon khác chứa nước rồi mới đặt vào thùng đá để tránh bỏng lạnh cho phần chi thể bị đứt và đưa ngay tới bệnh viện, thời gian vàng cho bảo quản này từ 4 đến 6 tiếng.

Infonet

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh