THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:19

Những trang sử sống động về Việt Nam qua hồi ký "Nước vẫn chảy dưới chân cầu Mụ Kề"

Ban đầu, ông viết những dòng hồi tưởng trên trang facebook cá nhân để "con cháu hiểu về chiến tranh và quý trọng những giây phút hòa bình hôm nay". Nhận thấy giá trị của những dòng hồi tưởng đó, giá trị về mặt lịch sử của đất nước nói chung, của ngành kiến trúc nước nhà nói riêng, từ thời chiến tranh chống Mỹ tới tận hôm nay, nên NXB Phụ nữ Việt Nam đã mua bản quyền bản thảo để xuất bản thành sách.

"Nước vẫn chảy dưới chân cầu Mụ Kề" không chỉ là hồi ký về một cuộc đời, đó còn là những trang sử vô cùng sống động về Việt Nam trong nửa thế kỷ đặc biệt. Đó là câu chuyện trưởng thành của một cậu bé tỉnh lẻ đã sống qua chiến tranh phá hoại khốc liệt ở khu 4 và những năm tháng là du học sinh, khám phá kiến thức và những điều mới mẻ từ các truyền thống văn hóa khác, thông qua một tập hợp ngẫu nhiên và lạ lùng của các nơi chốn, từ những địa danh bom đạn ác liệt của Quảng Bình cho đến khung cảnh đô thị đặc trưng, lần lượt tại Đồng Hới, Hà Nội, Kiev, Bangkok và London.

TS. Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) viết lời giới thiệu trong cuốn hồi ký: "Nước vẫn chảy dưới chân cầu Mụ Kề" không chỉ là hồi ký về một cuộc đời, đó còn là những trang sử vô cùng sống động về Việt Nam trong nửa thế kỷ đặc biệt nhất. "Phê sẽ đưa bạn đến các nhân vật, hoặc những điển tích nổi tiếng về kiến trúc, hội họa hoặc văn học, lịch sử. Là người ngoại đạo nhưng đọc cuốn hồi ký của Hoàng Hữu Phê, tôi nghĩ là mình đã có được hình dung cơ bản về kiến trúc đương đại Việt Nam và mối liên hệ giữa kiến trúc/ xây dựng với vị thế xã hội. Là người nghiên cứu xã hội học và gia đình, tôi đặc biệt thích các câu chuyện của Phê về gia đình anh. Đó là câu chuyện khá điển hình cho các gia đình Việt Nam đương đại. Ly tán, mất mát, gắn bó, sum họp..."

Những trang sử sống động về Việt Nam qua hồi ký "Nước vẫn chảy dưới chân cầu Mụ Kề" - Ảnh 1.

Cuốn hồi ký là câu chuyện trưởng thành của một cậu bé tỉnh lẻ đã sống qua chiến tranh phá hoại khốc liệt ở khu 4

Không ngại mình là cậu học trò tỉnh lẻ, không ngại mình là một du học sinh ra đi từ một đất nước đang có chiến tranh, không ngại định kiến, thách thức, Hoàng Hữu Phê (1954) chọn cho mình một con đường không hề dễ dàng và gặt hái được thành tựu không hề nhỏ: Hoàng Hữu Phê được tặng giải thưởng uy tín The Donald Robertson Memorial Prize 2000 của tạp chí hàng đầu trên thế giới về nghiên cứu đô thị, Urban Studies, cùng với Giáo sư Patrick Wakely (UCL), cho công trình về lý thuyết Vị thế - Chất lượng (SQTO). Bách khoa toàn thư Wiley Blackwell về Nghiên cứu Vùng và Đô thị (The Wiley Blackwell Encyclopedia of Urban and Regional Studies (A. M Orum, 2019)), đã đề cập đến lý thuyết Vị thế - Chất lượng, trong cách giải thích về quyết định lựa chọn nơi ở. 

Ông đã tham gia quy hoạch và thiết kế nhiều công trình, trong số đó có Rạp Xiếc Trung ương tại Hà Nội, nhà học Đại học Cần Thơ, trụ sở Viện Dầu khí, các khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính, Bắc An Khánh (Hà Nội), đô thị du lịch Cái Giá - Cát Bà (Hải Phòng)...

Thảo Vân

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh