CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:20

Những trải nghiệm lần đầu tại Nhật của các đại biểu "Tàu Thanh Niên Đông Nam Á – Nhật Bản"

 

 Một thoáng Việt Nam trên đất Nhật

 Nguyễn Cẩm Ly, thành viên trong đoàn cho hay, mặc dù hành lý của cô rất nặng vì phải mang nhiều đồ như đồng phục của đoàn, quà tặng cho bố mẹ nuôi, hay quà cho thanh niên ở địa phương… nhưng cô gái này vẫn mang thêm một chiếc áo dài truyền thống của quê hương. Giữa tiết trời lạnh 10 độ C, nhưng Cẩm Ly vẫn nổi bật trong tà áo dài Việt Nam giữa đường phố Nhật Bản.

 

Áo dài trên đất Nhật.


 Lần đầu với Kimono

 Trong thời gian ở nhà bố mẹ nuôi, hoạt động được các đại biểu nữ ưa thích là mặc thử kimono. Việc mặc bộ quần áo truyền thống này cần ít nhất 30 phút với nhiều công đoạn phức tạp và chỉ những người được học hành bài bản mới biết cách mặc kimono sao cho chuẩn nhất. Phụ nữ Nhật vì thế luôn cần thêm một người giúp mình mặc kimono.

 

Lần đầu mặc Kimono.

 

 Ăn, ở như người Nhật

 Lê Na chia sẻ, cô đã có 3 ngày 2 đêm tại thành phố Tochigi ở phía Bắc nước Nhật, cách thủ đô Tokyo chỉ khoảng 30 phút bằng tàu điện. Ở đây, Lê Na đã có những trải nghiệm tuyệt vời khi được tiếp cận với nền văn hoá Nhật Bản hiện đại ở gia đình nhỏ và văn hoá truyền thống ở gia đình lớn bao gồm 3 thế hệ. Đồng hành cùng với Lê Na là cô bạn người Philippin, cả hai được xếp ở chung 1 homestay và cùng nhau chia sẻ tình yêu với đất nước Nhật Bản và người Nhật.

 

Ăn ở như người Nhật.


 “Nhật Bản là đất nước rất mến khách và đặc biệt rất chu đáo. Mình rất ấn tượng khi gia đình lớn của mình tiếp đãi chúng mình như là con trong nhà và họ đã in quốc cờ và tên của tất cả các thành viên trong gia đình và dán lên áo để chúng mình có thể dễ xưng hô. Mình đã thử làm tokayaki và đã được đi thăm lăng Toshogu tại Nikko, nơi được công nhận là một di sản văn hoá thế giới vào năm 1999”, Lê Na kể.

 Thúy Hằng thì lại có những trải nghiệm yên bình tại nhà bố mẹ nuôi tại vùng quê Nara thơ mộng. Ngồi uống trà tại căn phòng khách giống hệt nhà của Doremon, ngủ trên đệm futon, ăn bữa tối mẹ làm…là những khoảnh khắc Thúy Hằng không thể nào quên.

 

 

Tình người tại Nhật

  Nguyễn Thị Nhung: “Miyagi để lại ấn tượng thực sự sâu đậm trong tôi. Không phồn hoa nhộn nhịp, không cảnh sắc lung linh, Miyagi như một nốt trầm lọt giữa lòng Nhật Bản. Quận Miyagi năm 2011 phải hứng chịu một trong những trận động đất và sóng thần lớn nhất Nhật Bản, cướp đi sinh mạng của hơn 15 ngàn người. Năm năm đã trôi qua và Miyagi đang dần khôi phục. Chuyến thăm tới đài tưởng niệm 3/11 và chia sẻ của những nạn nhân sống sót sau thảm hoạ thực sự khiến tôi cảm động, thông cảm với những mất mát lớn lao của người dân Miyagi, khâm phục ý chí kiên cường của họ và trân trọng hơn từng giây phút mình đang sống. Rất nhiều hình ảnh về Miyagi sẽ đọng lại trong tâm trí tôi nhưng có lẽ ấn tượng nhất là nụ cười vô tư đôn hậu của bác hướng dẫn viện bảo tàng, biểu tượng của tinh thần lạc quan, kiên cường của người dân Miyagi”.

 

Tình người tại Miyagi.

Chương trình giao lưu tại tỉnh Okayama, Nhật Bản

Sau những nghi lễ chào đón và ra quân của các Đoàn đại biểu Tàu thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản 2016, các đại biểu đã có cơ hội trải nghiệm văn hóa nhật Bản tại 11 tỉnh thành.

 

 

Ở tỉnh Okayama, các đại biểu được đón tiếp nồng nhiệt bởi học sinh trường trung học cơ sở Hibi. Chương trình tại trường bao gồm: trình diễn trang phục, lễ phục của các quốc gia ASEAN, tham gia trò chơi giải mật thư và thảo luận nhóm để tìm hiểu và trao đổi kiên thức về ASEAN và Nhật Bản… Các em học sinh ở đây cũng đã chuẩn bị những bài phát biểu chào mừng và phần trình bày nhạc cụ truyền thống đặc sắc, góp phần tạo nên sự gắn kết và lòng hiếu khách giữa các đại biểu và người dân địa phương.

 

 

Phát biểu của đại diện học sinh trường trước các đại biểu thanh niên. Qua bài phát biểu, các đại biểu thấy được rõ sự chuẩn bị kĩ càng và sự quan tâm của nhà trường đối với chương trình.

Các học sinh của trường cũng đã chuẩn bị phần trình diễn nhạc cụ truyền thống rất công phu, với năm cây đàn hạc Nhật Bản. Phần trình bày được tập trong vòng hai tháng, với giai điệu chủ đạo là âm nhạc Nhật Bản thế kỉ 18 mang hơi hướng dân gian.

Các đại biểu thanh niên cũng có cơ hội thể hiện bản sắc dân tộc thông qua các bộ trang phục, lễ phục của quốc gia trong phần Trình diễn thời trang của 10 quốc gia ASEAN và Nhật Bản.

Một đại biểu người Thái cười rạng rỡ bên cạnh các em học sinh trong phần giải mật thư, ô chữ, sắp xếp cờ quốc gia, ghép tên thủ đô… Những kiến thức tổng quát về ASEAN và Nhật Bản chính là chìa khóa giúp các đại biểu hỗ trợ các em trong trò chơi này.

 

 

Các đại biểu cũng có cơ hội được tham gia một tiết học mẫu của học sinh trong trường và nhận được những món quà nhỏ do chính các em vẽ, mang nhiều hình ảnh biểu tượng quốc gia trong khu vực.

Sau đó, các đại biểu sẽ có thời gian trải nghiệm với gia đình nuôi (chương trình homestay). Đây là một cơ hội đặc biệt để từng đại biểu có những trải nghiệm thú vị và riêng biệt với người dân địa phương, qua đó thấu hiểu hơn về văn hóa và con người Nhật Bản. Dân tộc Nhật Bản vốn là một dân tộc hiếu khách và luôn cầu toàn về mặt giờ giấc, tác phong. Họ còn là những người hiếu học, đầy tinh thần thượng võ và chỉn chu trong từng công việc mà họ thực hiện.

 

Vào buổi sáng cuối tuần của gia đình ở Nhật, bố mẹ dẫn con trai đến sân tập võ.

 

Đại biểu Việt Nam thưởng thức đặc sản nước bạn.


Bữa trưa trong quán ăn của Nhật, gia đình nuôi đã dẫn đại biểu thưởng thức mì udon, một đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản.

Buổi chiều trong công viên bách thảo, đại biểu được hiểu thêm về sự gắn bó của người Nhật với thiên nhiên và cảnh quan.

 Những trải nghiệm “có một không hai” này có lẽ sẽ là những khoảnh khắc không bao giờ quên đối với mỗi đại biểu.

 Khi tham gia homestay, đại biểu được bắt cặp với một đại biểu nước ngoài để cùng trải nghiệm văn hóa. Cũng vì vậy mà những câu chuyện khi chia sẻ có thêm chiều sâu và sự đối chiếu giữa văn hóa các nước với nhau.

 

Đại biểu quốc tế đội nón dạo chơi quanh khu triển lãm.


 Hóa trang thành một võ sĩ đạo Samurai là một hoạt động được các đại biểu háo hức đón chờ. Tuy nhiên, việc khoác lên mình chiếc áo kimono truyền thống của Nhật Bản là một điều không hề dễ dàng. Ở Nhật, người ta thậm chí còn có những lớp học chuyên dạy về việc mặc trang phục này.

 

HOA HẠ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh