THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:55

“Những thói quen vàng giúp trẻ phát triển học lực”

Peter Frankl - tác giả của cuốn sách "Những thói quen vàng giúp trẻ phát triển học lực" là một chuyên gia Toán học, ngôn ngữ học người gốc Do Thái - dân tộc luôn được mệnh danh là "đại dương của trí tuệ".

“Những thói quen vàng giúp trẻ phát triển học lực” - Ảnh 1.

Cuốn sách Những thói quen vàng giúp trẻ phát triển học lực gồm 4 phần: Cha mẹ có hay không góp phần giúp trẻ phát triển khả năng, tiếng mẹ đẻ là cơ sở của học lực, cùng con học Toán, học tiếng Anh không khó như con tưởng. Ở phần đầu tiên cuốn sách, tác giả đã "buộc" chúng ta phải đối mặt với bối cảnh sống hiện nay. Dù muốn hay không ta vẫn phải công nhận rằng xã hội đã văn minh tiến bộ hơn rất nhiều nhưng vẫn còn tồn tại những quan điểm sai lầm, thậm chí là cổ hủ trong việc nuôi dạy con cái. Xin nhấn mạnh, cuốn sách này không phải là cuốn cẩm nang hay bách khoa toàn thư giúp bạn tra cứu những nội dung như: làm thế nào rèn tính kỉ luật cho trẻ, nói sao cho trẻ chịu đi học thêm… Với góc nhìn thực tế, không gọt giũa, những chia sẻ này đi trực tiếp từ chính những kết quả nghiên cứu nhiều năm của chuyên gia Toán học, ngôn ngữ học- Peter Frankl suốt gần hai thập kỉ qua đến thẳng tư duy của các bậc cha mẹ.

Mục đích của học tập không nhất thiết để trở nên giàu có. Trong cuốn sách của mình, tác giả Peter Frankl cũng khẳng định không dưới ba lần rằng: mục tiêu rèn luyện khả năng học tập không phải để trở thành người giàu có, mà hãy trở thành người tử tế, có ích cho xã hội. Đường học chỉ có điểm bắt đầu chứ tuyệt nhiên không có điểm kết thúc. Bachderta, giáo viên nổi tiếng nhất Do Thái cũng từng nói: "Thành tích của trẻ nằm ở thái độ học tập, không nằm ở tư chất".

Dạy trời dạy biển không bằng dạy con đọc sách

Tác giả cũng rất kiên định với quan điểm hình thành thói quen đọc sách cho con không bao giờ là sớm. Người Do Thái phát hiện ra rằng trong tất cả muôn loài thì duy nhất loài người được Chúa trời ban cho khả năng đọc. Chính vì vậy, người Do Thái khai mở và tận dụng tối đa khả năng đọc, họ bôi mật ong vào sách để em bé nếm sự ngọt ngào và bắt đầu yêu sách. Tương tự như vậy, nói tới văn hóa đọc vào hàng bậc nhất thế giới chúng ta không thể nào quên nhắc tới Nhật Bản. Không có nơi nào nhiều thư viện và hiệu sách như ở Nhật Bản. Người ta đọc sách ở khắp mọi nơi: trạm xe bus, trên tàu điện, giờ giải lao, và bằng nhiều hình thức khác nhau. Báo chí cũng đã thống kê rằng, Israel và Nhật Bản là hai quốc gia "mọt sách" hàng đầu thế giới. Và không còn nghi ngờ gì nữa, sách chính là người thầy lớn nhất trong cuộc đời mỗi con người.

Còn rất nhiều những kiến thức khoa học rất thực tiễn ẩn chứa trong cuốn sách nhỏ xinh này. Có lẽ vì xuất thân là một nhà nghiên cứu, nên khả năng viết  và truyền tải thông tin của tác giả cũng vô cùng chặt chẽ và đầy thuyết phục. Lối hành văn của tác giả nhẹ nhàng mà tự nhiên. Những vấn đề tưởng như mang tính học thuật khô khan, qua ngòi bút của ông lại trở nên gần gũi, dễ tiếp thu và cảm nhận.

Việt Cường

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh