CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:10

Những loài sinh vật biển kì lạ có hàm răng giống người

 

1. Cá Sheepshead

Loài cá sống ở nước mặn có hàm răng cực giống người có tên là Sheepsheadnày được phát hiện chủ yếu ở Bắc Mỹ, quanh các cọc đá, cầu cảng hay rừng ngập mặn, rạn san hô.

 

 

Sheepshead được nhiều người biết đến với những đường viền trắng, đen trên cơ thể màu bạc và điều đặc biệt hơn là hàm răng rất giống với răng người.

Mặc dù có hàm răng khác thường như vậy nhưng bản chất của cá sheepshead không hề dữ tợn. Vì thế bạn không phải lo sợ nếu không may bị chúng cắn.

 

Cơ thể của Sheepshead không quá lớn, chỉ khoảng 2,25kg và thường di chuyển theo nhóm. Từ khi còn bé, phần răng của Sheepshead đã bắt đầu phát triển, khi răng dài khoảng 5,1cm - đó là thời điểm Sheepshead có thể ngấu nghiến món ăn ưa thích của mình - sò, hàu.

Sheepshead thường dùng phần răng cửa để cắn các vỏ sò hay vỏ hàu, rồi nghiền nát phần còn lại của con mồi bằng các răng nằm bên trong.

 

 

Điều đặc biệt nữa ở loài cá này là chúng không có miệng mà chỉ có những hàng răng vững chắc. Những hàng răng đó sẽ giữ cho con mồi không thể tuột khỏi miệng một khi đã bị Sheepshead nhắm trúng.

2. Cá Pacu

Được tìm thấy ở vùng nước Đan Mạch, Pháp, New Jersey, cá Pacu được biết đến là một trong những loài cá có hàm răng giống người.

 

 

Loài cá Pacu dài khoảng 25cm nhưng có thể phát triển lên tới 90cm và nặng tới 25kg trong môi trường tự nhiên. Chúng được mô tả là có hàm răng dạng khối, thẳng, có cấu trúc tương tự như răng người.

Pacu sử dụng hàm răng của mình chủ yếu là để làm nát các loại hạt, trái cây, nhưng đôi khi chúng cũng "xơi tái" các loài cá nhỏ hay động vật không xương khác.

 

 

Một chú cá Pacu trưởng thành có răng cửa nằm phía trước hàm, ba hàng răng ở hàm trên cùng hai hàng răng ở hàm dưới. Những chiếc răng này của Pacu rất khỏe, đủ nghiền nát vỏ sò, ốc trong chớp mắt và cũng từng được cảnh báo là có thể gây hại đến con người.

3. Cá vẹt

Nhiều người cho rằng, chú cá vẹt với chiếc miệng phía trên hơi nhô ra phía trước giống mỏ chim tạo cho chúng một điệu cười hài hước, thật đáng yêu. Nhưng sự thật là chúng không dễ thương đến vậy.

 

 

Loài cá vẹt này thường xuyên cắn và nghiền nát các rạn san hô và ăn tảo như một cách để răng được phát triển đều, tự nhiên.

Một khi nó tìm thấy một rạn san hô ưng ý, chúng sẽ ăn và nhai ngấu nghiến. Tuy nhiên có một số lượng lớn đá vôi từ san hô mà cá vẹt không thể tiêu hóa được. Tất cả đá vôi này sẽ đi qua đường tiêu hóa và được thải ra ngoài dưới dạng viên phân đặc biệt.

 

 

Những viên phân có màu trắng và dễ nát ra thành hạt cát nhỏ, sau đó được sóng biển đưa đến các vịnh và bồi đắp thành bãi cát tuyệt đẹp. Do sản lượng mỗi năm của cá vẹt lên tới 200kg cát/năm nên rất nhiều bãi biển nhiệt đới nổi tiếng ngày nay đều được tạo thành bởi phân của chúng.

4. Mực ống "yêu tinh"

Loài mực ống yêu tinh này có tên khoa học là Promachoteuthis sulcus. Chúng được mô tả là loài động vật thân mềm với bộ hàm tròn giống con người cùng đôi môi gấp quanh.

 

 

Những chiếc xúc tu bao quanh phần miệng như một lời cảnh cáo đến với bất cứ ai có ý định tấn công chúng.

Mực Promachoteuthis sulcus thường cư ngụ ở độ sâu 2.000m ở phía Nam Đại Tây Dương. Dù chỉ có kích thước khoảng 40mm nhưng chúng cũng đủ khiến cho bất cứ thợ lặn nào phải giật mình bởi sự xuất hiện của chúng.

theo khoahoc.tv

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh