CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:27

Những lần Thái Lan "đá cho vui" ở AFF Cup và "thảm kịch" ê chề bậc nhất lịch sử

Mới đây, Chủ tịch LĐBĐ Thái Lan (FAT) Somyot Poompanmuang đã gây sốc khi bày tỏ ý định không cử đội tuyển tham dự AFF Cup 2020. Dịch Covid-19 khiến Thai League đang phải tạm ngừng và trong trường hợp phải hoãn đến tháng 8 hoặc muộn hơn, FAT có thể sẽ triển khai kế hoạch này.

Tất nhiên, AFF Cup không phải giải đấu thuộc FIFA Day và điều lệ giải cũng không bắt buộc các nước trong khu vực Đông Nam Á phải tham dự. Nhưng việc Thái Lan tính bỏ luôn, chứ không phải cử đội hình B hay đội U23 dự AFF Cup 2020 thực sự gây ngỡ ngàng.

Nhìn lại các kỳ AFF Cup (Tiger Cup trước đây) trong lịch sử, cũng đã có 2 lần người Thái chủ động tham dự với tâm thế "đá cho vui".

Những lần Thái Lan đá cho vui ở AFF Cup và thảm kịch ê chề bậc nhất lịch sử - Ảnh 1.

Sự vắng mặt của Kiatisuk ở 2 kỳ Tiger Cup 1998 và 2004 là một phần khiến Thái Lan thất bại.

TIGER 1998: THẤT BẠI NẶNG NỀ TRƯỚC VIỆT NAM

Ở giải đấu được tổ chức tại Việt Nam vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm đó, ĐT Thái Lan không có sự góp mặt của bộ ba đã đem lại thành công những năm trước là Kiatisak – Dusit – Tawan, trong khi "hung thần" một thời là tiền đạo Natipong đã giải nghệ.

Tất nhiên trong tay HLV Wittaya Laohakul vẫn còn những cái tên tiềm năng như Worawoot, Niweat, Promrut, Surachai, Kritsada và cả ngôi sao trẻ Thersak Chaiman. Nhưng ai cũng hiểu rằng Thái Lan không dồn toàn lực bảo vệ chức vô địch Tiger Cup để dành sức cho một giải đấu khác.

Những lần Thái Lan đá cho vui ở AFF Cup và thảm kịch ê chề bậc nhất lịch sử - Ảnh 2.

Dusit Chalermsan không dự Tiger Cup 1998.

Đối với người Thái, ASIAD Bangkok diễn ra vào tháng 12 năm 1998 rõ ràng có tầm quan trọng hơn nhiều. Một trong số đó chính là kỳ vọng Kiatisuk và các đồng đội có thể đạt thành tích cao trên sân nhà.

Hơn nữa, đây cũng là kỳ đại hội thể thao châu Á cuối cùng mà môn bóng đá nam cho phép các ĐTQG tham dự. Vì thế Thái Lan không muốn mạo hiểm để những cầu thủ tốt nhất của mình thi đấu ở Tiger Cup rồi không may dính chấn thương.

Kết quả là với đội hình B của mình, Thái Lan đã để Việt Nam đánh bại 3-0 bán kết, sau đó thua nốt Indonesia ở loạt đá penalty trong trận tranh hạng 3.

Việt Nam 3-0 Thái Lan | Tiger Cup 1998 (Video: VFF)

Tuy nhiên, toan tính của người Thái đã mang lại quả ngọt khi sau đó họ chơi thành công tại ASIAD 1998. ĐT Thái Lan với đầy đủ binh hùng tướng mạnh đã kết thúc giải ở vị trí thứ 4 chung cuộc, trong đó ấn tượng nhất phải kể đến chiến thắng 2-1 trước Hàn Quốc ở tứ kết.

TIGER CUP 2004: THÀNH TÍCH Ê CHỀ BẬC NHẤT TRONG LỊCH SỬ BÓNG ĐÁ THÁI LAN

Tháng 7 năm 2004, Thái Lan cùng với Indonesia là hai đại diện của Đông Nam Á tham dự Asian Cup 2004. Cùng bị loại từ vòng bảng nhưng trong khi Indonesia phần nào ghi dấu ấn với thắng lợi 2-1 trước Qatar thì Thái Lan lại thua "lấm lưng trắng bụng" cả 3 trận, chỉ ghi được 1 bàn thắng và để thủng lưới tới 9 lần.

Điều này khiến HLV Carlos Roberto bị sa thải và chiến lược gia người Đức, Siegfried Held được đưa lên thay thế. Một loạt thay đổi được đưa ra khi vị HLV mới quyết định xây dựng một ĐT Thái Lan với lực lượng được trẻ hóa để hướng tới tương lai xa hơn.

Những lần Thái Lan đá cho vui ở AFF Cup và thảm kịch ê chề bậc nhất lịch sử - Ảnh 4.

Sarayoot Chaikamdee đệm bóng mở tỉ số cho Thái Lan trong trận gặp Malaysia. Tuy nhiên người Thái sau đó đã để thua ngược 1-2 và bị loại từ vòng bảng.

Cũng bởi vậy mà bước vào Tiger Cup 2004, Thái Lan dự giải với dàn cầu thủ trẻ mà không có Kiatisuk, Dusit, Tawan, Worawood Srimaka... Trên thực tế, chỉ có 3 cầu thủ Thái Lan có độ tuổi trên 23 ở giải này, mà nổi bật nhất chính là Therdsak Chaiman.

Tuy nhiên một mình Therdsak Chaiman không đủ để Thái Lan bảo vệ được ngôi vô địch. Thậm chí, Tiger Cup 2004 còn là giải đấu thất vọng nhất của bóng đá xứ chùa Vàng khi họ không vượt qua nổi vòng bảng.

Bị Myanmar gỡ hòa 1-1 ở phút cuối, sau đó thua ngược Malaysia 1-2 khiến Thái Lan phải ngậm ngùi xách vali về nước khi chỉ đứng thứ 3 tại bảng B.

Malaysia 2-1 Thái Lan | Vòng bảng Tiger Cup 2004

Tại AFF Cup 2018, Thái Lan cũng không có được lực lượng mạnh nhất khi Chanathip Songkrasin, Teerasil Dangda, Theerathon Bunmathan và Kawin Thamsatchanan không thể dự giải.

Tuy nhiên lần này nguyên nhân xuất phát từ việc 4 cầu thủ nói trên đang thi đấu ở nước ngoài và các CLB không đồng ý nhả người, chứ không phải phía Thái Lan chủ động không triệu tập.

HLV ĐT Thái Lan khi đó là ông Rajevac đã thừa nhận việc vắng những chủ cột trên khiến ông cảm thấy nhiều sức ép. Và cuối cùng, Thái Lan đã bị loại ở bán kết sau khi thua Malaysia bằng luật bàn thắng sân khách.

 

Linh Đan

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh