THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:09

“Những lá thư thời chiến Việt Nam” - Ký ức chân thực về một thời hoa lửa

Hầu hết tác giả của các lá thư thời chiến đến nay đã không còn, song từng cánh thư tay mỏng manh với những dòng chữ viết vội trên trang giấy ố vàng bởi dấu vết thời gian đã trở thành chứng nhân lịch sử vô cùng sinh động về lý tưởng sống cao đẹp, hy sinh và cống hiến cho độc lập, tự do của dân tộc của cả một thế hệ; minh chứng sâu sắc về tình yêu gia đình, tình yêu lứa đôi hòa quyện với tình yêu quê hương, Tổ quốc, góp phần làm nên những trang sử hào hùng không thể nào quên của dân tộc Việt Nam.

15-04-2023-nhung-la-thu-thoi-chien-viet-nam-tu-lieu-quy-gia-cho-the-he-ngay-nay-33915343-details

Những lá thư còn là minh chứng sâu sắc về tình yêu gia đình, tình yêu lứa đôi hòa quyện với tình yêu quê hương, Tổ quốc, góp phần làm nên những trang sử hào hùng không thể nào quên của dân tộc Việt Nam. 200 lá thư là 200 câu chuyện kể vô cùng đa dạng và phong phú, sinh động và cảm động về những người lính nơi chiến trường, thấm đẫm hiện thực cuộc sống chiến đấu của những năm tháng oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc; cũng là 200 ký ức, nguyện ước, tâm tình đong đầy cảm xúc và lý tưởng cao đẹp của các anh, các chị.

Mỗi lá thư thời chiến ấy đã trở thành cầu nối giữa tiền tuyến và hậu phương, đã ghi tạc và hiển hiện chân thực một thế hệ thanh niên hào hoa ra trận, mang trong mình tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương, yêu gia đình mãnh liệt; một lòng tin tuyệt đối vào Đảng, vào Bác Hồ; một ý chí chiến đấu cao, sự sẵn sàng hy sinh, dâng hiến tuổi thanh xuân - một thế hệ hào hoa mãi mãi trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Theo nhà báo Đặng Vương Hưng, trong lần xuất bản này, cuốn sách đã được bổ sung một số bài tham luận và tư liệu trong hội thảo khoa học "Những lá thư thời chiến Việt Nam với Lịch sử, Truyền thống và Văn hoá dân tộc” do Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy văn hoá dân tộc (nay là Viện Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy Văn hoá dân tộc) phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, tổ chức “Mãi mãi tuổi 20”, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh và Câu lạc bộ “Trái tim Người lính” tổ chức tháng 7/2017 tại Hà Nội.

Theo Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Nguyễn Hoài Anh, cuốn sách “Những lá thư thời chiến Việt Nam” là tư liệu quý giá, cung cấp cho độc giả cái nhìn chân thực nhất về phẩm chất anh hùng của người chiến sĩ Việt Nam, của một thế hệ sẵn sàng hy sinh, dâng hiến tuổi thanh xuân cho lý tưởng cách mạng, giải phóng đất nước. Cuốn sách thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay và mai sau đối với các thế hệ cha anh đã đánh đổi máu xương vì sự thống nhất, phồn vinh của dân tộc. Cuốn sách càng có giá trị và ý nghĩa to lớn hơn khi được nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết lời giới thiệu; đồng thời, được ra mắt bạn đọc trong dịp chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 (21-4-2023) và hướng tới kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023).

1504-vn-3-1693

Nói về cuốn sách đặc biệt này, nhà văn, nhà báo Đặng Vương Hưng cho biết, trong kháng chiến, nhiều gia đình không có ảnh của bộ đội khi ra chiến trường, nên khi họ hy sinh, các gia đình đều lấy những thư tay gửi về để lên bàn thờ và xem đó là di vật hết sức thiêng liêng. Cũng theo nhà văn, nhà báo Đặng Vương Hưng, khi viết thư, họ không hề biết sau này sẽ được xuất bản thành sách, do đó những lá thư phản ánh chân thực nhất toàn bộ đời sống, tình cảm của nhân dân, của những người lính. Điều đó tạo nên sự trung thực đến tận cùng của cuốn sách này.

Để phổ biến, lan tỏa nội dung giá trị cuốn sách đến đông đảo bạn đọc, song song với việc xuất bản sách giấy truyền thống, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản phiên bản điện tử, phục vụ bạn đọc trên trang Stbook.vn.

DUY LINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh