CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:15

Những giá trị kinh điển trong dòng nhạc đạt kỷ lục thế giới

 

Đại diện Liên minh kỷ lục thế giới trao bằng xác lập kỷ lục thế giới âm nhạc CROR cho Tiến sĩ Lê Văn Tuấn.


CROR chinh phục cả thế giới

Âm nhạc CROR của Tiến sĩ, Nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn là một trong 5 kỷ lục thế giới đã được Liên minh Kỷ lục thế giới trao bằng xác lập trong năm 2015. Đây là dòng nhạc có nội dung sáng tạo mới lạ nhất ở Việt Nam hiện nay, là sự kết hợp của 4 dòng nhạc chính thống: Clasic; Romantic; Opera và Rock, tạo thành một thế giới đại đồng trong âm nhạc. Sự hòa quyện của 4 dòng nhạc làm tỏa sáng lẫn nhau khiến người nghe cảm thấy rung động, trào dâng sảng khoái và có một cảm giác hoàn toàn khác lạ so với các dòng nhạc khác. Năm 2010, âm nhạc CROR lần đầu tiên diễn tấu tại Nhà hát lớn TP. Hồ Chí Minh và ngay lập tức chinh phục công chúng yêu nhạc, yêu những điều mới lạ trong âm thanh, âm vực… của một tác phẩm âm nhạc vừa là truyền thống vừa là tương lai.

Để xây dựng âm nhạc CROR thành một công trình sáng tạo độc đáo và tầm cỡ, Tiến sĩ Lê Văn Tuấn tiếp tục ra mắt cuốn sách “Giọt nước mắt cho đại dương và âm nhạc CROR” thu hút hàng triệu độc giả trên cả nước và thế giới bởi những lý thuyết nền tảng của âm nhạc CROR cực kỳ uyên thâm và sáng tạo. Cuốn sách đã được xác lập kỷ lục châu Á về cả hai lĩnh vực nội dung và hình thức, được các chuyên gia âm nhạc quốc tế đánh giá cao. Tiếp đến là Liên minh Kỷ lục thế giới công nhận dựa trên nền tảng cấu trúc âm thanh của ba loại nhạc cụ, sự sáng tạo về một nghệ thuật mới, toàn diện tiết tấu, nhịp phách, về bè phối, dấu lặng, giai điệu… trong một không gian nhiều chiều của âm nhạc CROR.

Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury, Tổng giám đốc kỷ lục Châu Á trao địa vàng cho Tiến sĩ Lê Văn Tuấn

 Mỗi lần nghe nhạc CROR, cố Giáo sư Trần Văn Khê đều khám phá ra những điểm đặc biệt. Khi thử tìm cách phối hợp giữa âm nhạc cổ điển, âm nhạc lãng mạn, đại ca kịch của phương Tây và Rock- sự gặp gỡ giữa Blue và Country (Classic – Romantic – Opira – Rock viết tắt là CROR), giáo sư đã khám phá trong đó có tiếng đàn Ghita bass tuôn theo những chuỗi đàn rất nhẹ nhàng. Trong khi đó, đàn Piano không theo cách đánh của ngày xưa, lại có tính ngẫu hứng nhưng đó là cái ngẫu hứng phù hợp với người Việt Nam. Nội dung của những bài hát trong thể loại CROR chủ yếu là thơ. Những lời thơ đó luôn hàm chứa triết lý của cuộc sống và ẩn sâu trong đó luôn là sự kêu gọi tình thương nhân loại, tình thương con người với con người. Sự kêu gọi lòng trắc ẩn của con người qua những lời thơ xúc động ấy rất phù hợp với tiếng nhạc. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để chúng ta dành thời gian khám phá và thưởng thức một lối nhạc mới. Mà muốn thưởng thức một lối nhạc mới cần phải có đôi tai mới, một tâm hồn và một con tim mới.

Cố Giáo sư Trần Văn Khê trong một lần nói chuyện về âm nhạc CROR.


Âm nhạc cho số phận con người

Con người trong nhạc Lê Văn Tuấn luôn hiện lên chân thật, không hề  bôi hồng hay cách điệu. Số phận của họ trong tác phẩm âm nhạc CROR là điều cốt lõi. Hiểu được, thấy được, nghe được, thấm được linh hồn của họ muốn nói lên điều gì, đang nói lên chuyện gì… mới có thể hóa thân vào tác phẩm để mà diễn y như thật. Ngoài những thân phận, những nỗi vất vả gian lao của nhân loại thì nhạc CROR của Lê Văn Tuấn còn thổi hồn cho tình yêu, một thứ tình cảm êm dịu, thanh cao và thánh thiện. Nói về Lê Văn Tuấn, cha đẻ của dòng nhạc đỉnh cao thế giới, cố Giáo sư Trần Văn Khê chia sẻ: “Không phải từ khi được nghe dòng nhạc CROR mà từ lâu tôi có một cảm tình đặc biệt với nhạc sĩ Lê Văn Tuấn. Đó là một nhà thơ, một nhà soạn nhạc và cũng là một nhà khoa học. Chính cái chắc chắn của khoa học, cái quá ướt át của thơ văn và cái mềm mại của âm nhạc pha trộn trong con người Lê Văn Tuấn đã tạo nên một CROR, một lối nhạc mới, một lối thơ mới để nối lại tình người với nhau”.

Một trong những tác phẩm trong âm nhạc CROR của Tiến sĩ Lê Văn Tuấn.

Giáo sư cũng khẳng định, công việc, nguyện vọng và hoài bão của Lê Văn Tuấn khá phù hợp và tương đồng với công việc của ông. Mặc dù đi theo con đường âm nhạc truyền thống dân tộc, nhưng giáo sư cho rằng, bản chất không có gì khác nhau. Vì những hình thức của âm nhạc thực ra chỉ là hình thức, còn nội dung mới là quan trọng. Điều cốt yếu của âm nhạc là làm sao đem đến cho người nghe sự rung động, từ sự rung động của trái tim này có thể truyền đến trái tim khác. Nếu dùng phương tiện gì đem lại được những điều như vậy thì đã là thành công.

Bài nói chuyện cuối cùng của Giáo sư Trần Văn Khê trước khi ông về cõi vĩnh hằng chính là âm nhạc CROR: “Từ trước đến nay tôi chưa nghe âm nhạc CROR lần nào, nhưng năm 2011 tôi có thể ngồi nghe trong hơn 2 tiếng đồng hồ, đi từ khám phá này đến khám phá khác, từ yếu tố này khám phá ra yếu tố khác. Khi đó tôi nói với Lê Văn Tuấn: Âm nhạc của em không phải viết ra bằng lý trí, không phải viết ra bằng những dấu hiệu trên tờ giấy, mà em viết ra bằng con tim, bằng tình thương và tất cả những gì thiêng liêng, quý giá của con người. Mặc dù không được khỏe lắm nhưng khi nghe nói có buổi biểu diễn của em  tôi nhất định phải tới nghe…” Đó như một sự khẳng định vô giá của một bậc thầy âm nhạc Việt Nam về con người cũng như tác phẩm của Tiến sĩ Lê Văn Tuấn.

Trong suốt cuộc đời của mình, Tiến sĩ, Nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn miệt mài ra đi để tìm đích đến cho mình, ông đam mê lao động và hiến dâng tất cả bản ngã của mình vào sáng tạo một thể loại âm nhạc mới để giải tỏa nội tâm, tình cảm sâu kín của số phận con người trước những hiểm họa khôn lường của chiến tranh hay những thảm họa thiên tai bão lũ, động đất, sóng thần...

HOA NGUYÊN/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh