Những điều cần biết về bệnh viêm hô hấp do chủng novel coronavirus (nCoV), cách phòng bệnh
- Tây Y
- 19:48 - 24/01/2020
Bác sĩ có thể chia sẻ về chủng Coronaviruses (CoV) gây ra căn bệnh viêm hô hấp cấp?
Coronaviruses (CoV) là một họ vi rút lớn có thể gây bệnh từ cảm lạnh thông thường đến các bệnh nặng, đe dọa tính mạng như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) năm 2002 và Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (MERS-CoV) năm 2012.
Tuy nhiên,vào tháng 12 năm 2019, một chủng coronavirus mới - novel coronavirus (nCoV) gây viêm phổi cấp tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc được xác định và đang có nguy cơ lan rộng khắp thế giới.
Bệnh viêm hô hấp cấp do chủng coronavirus mới - novel coronavirus (nCoV) gây ra có triệu chứng và lây truyền như thế nào?
Người nhiễm nCoV có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, đau ngực, có thể diễn tiến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Thời gian ủ bệnh là 14 ngày hoặc có thể ngắn hơn. Bệnh được lây truyền từ động vật những loại rắn như rắn cạp nong và rắn hổ mang, mà thường bắt các loài dơi làm thức ăn. Theo RIA Novosti, chính những loại rắn này đã được bán tại chợ ở Vũ Hán. Đáng lo ngại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
Đặc biệt, Coronavirus giảm động lực, giảm lây truyền trong môi trường nhiệt độ cao, thông khí, có nắng.
Cách chẩn đoán viêm phổi cấp do nCoV như thế nào?
Ca bệnh nghi ngờ (Suspected case) Sốt và viêm phổi hoặc viêm phổi kẽ hoặc hội chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS) dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh X-quang tổn thương các mức độ khác nhau mà không lý giải được bằng các nhiễm khuẩn hoặc nguyên nhân khác.
Khi có ca bệnh nghi ngờ hoặc ca bệnh có thể thì nên xử lý thế nào?
Khi có ca bệnh nghi ngờ cần khám ở phòng cách ly tại bệnh viện, lấy bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm chẩn đoán xác định. Ca bệnh xác định: chỉ định nhập viện theo dõi vào phòng cách ly hoàn toàn.
Tiêu chuẩn xuất viện:Hết sốt ít nhất 3 ngày, toàn trạng tốt. Điều trị triệu chứng, phát hiện và xử lý kịp thời suy hô hấp, suy thận, suy đa tạng Khu vực có nguy cơ cao phải có bảng cảnh báo và hướng dẫn chi tiết ở lối vào, có người trực gác: nơi điều trị người bệnh nghi ngờ hoặc xác định nhiễm nCoV; Khu vực có nguy cơ phải có bảng hướng dẫn chi tiết ở lối vào: nơi có nhiều khả năng có người bệnh nhiễm nCoV đến khám (như khoa Hô hấp, cấp cứu, khám bệnh…); Người bệnh không khó thở cần được cho mang khẩu trang y tế.
Cách ly ngay lập tức những ca nghi ngờ (không xếp chung phòng các ca nghi ngờ và ca xác định) và cho mang khẩu trang y tế; Việc chụp X-quang, các xét nghiệm…nên được tiến hành tại giường, hạn chế di chuyển người bệnh, nếu di chuyển cần phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân.
Người bệnh tránh khạc nhổ bừa bãi, người bệnh khạc vào khăn giấy và bỏ vào thùng rác lây nhiễm; NVYT khi chăm sóc: dùng khẩu trang ngoại khoa, kính bảo hộ, mặt nạ che mặt, áo choàng sử dụng một lần, găng tay, nón, bao giày; Kê giường khoảng cách tối thiểu 1 mét. Nếu có thể nên sắp xếp nhân viên y tế chỉ chăm sóc trong khu vực các ca nghi ngờ, có thể hoặc xác định (cohort NVYT) để tránh lây nhiễm chéo. Sử dụng máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế… riêng cho từng người bệnh, trước khi dùng cho người bệnh khác cần được lau khử khuẩn; Bệnh phẩm xét nghiệm phải được đặt trong túi nylon hoặc hộp vận chuyển theo quy định.
Vệ sinh với nước và xà phòng khử khuẩn hoặc chà tay khử khuẩn với dung dịch vệ sinh tay chứa cồn sau khi tiếp xúc dịch tiết đường hô hấp, dụng cụ bẩn, chăm sóc người bệnh, sau khi tháo găng tay, khẩu trang, áo choàng và trước khi rời khu vực cách ly. Những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh ở khu vực cách ly phải tắm, thay quần áo trước khi ra khỏi khu vực cách ly; Cấm người nhà và khách thăm đến khu vực cách ly; Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi trong vòng 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc cuối cùng.
Tư vấn cho người tiếp xúc các dấu hiệu như sốt, đau họng, ho, khó thở…cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám. Khi thực hiện các thủ thuật có nguy cơ tạo khí dung như đặt nội khí quản, mở khí quản, hồi sức tim phổi, nội soi phế quản…cần phải đeo khẩu trang N95, kính bảo hộ, mặt nạ che mặt, áo choàng không thấm nước, găng tay dài. Các bề mặt thường xuyên tiếp xúc lau tối thiểu 2 lần/ngày bằng hóa chất khử khuẩn Hướng dẫn nhân viên vệ sinh tuân thủ sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân như nhân viên y tế Mọi chất thải rắn tại khu vực cách ly là rác lây nhiễm, được phân loại, thu gom xử lý theo quy định của Bộ Y tế Đeo khẩu trang và đến các cơ sở y tế khám bệnh ngay khi có triệu chứng hô hấp Vệ sinh cá nhân; Vệ sinh môi trường; Tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
Hiện chưa có thuốc để điều trị, vậy người mắc bệnh viêm hô hấp cấp do chủng nCoV gây ra thì bệnh viện điều trị như thế nào?
Trước tiên ưu tiên cho công tác phòng ngừa lây nhiễm nCoV trong bệnh viện; Tổ chức khu vực cách ly: Phòng ngừa lây qua đường tiếp xúc và giọt bắn Phòng ngừa lây qua đường không khí Xử lý môi trường và chất thải.
Phòng lây nhiễm nCoV ở ngoài cộng đồng
+ Rửa tay sạch: rửa tay thường xuyên bằng dung dịch xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có chứa cồn, đặc biệt sau khi hắc hơi, ho hặc chùi mũi;
+ Che mũi, miệng khi có hắt hơi và ho, vứt các khăn giấy lau mũi miệng vào thùng rác riêng có nắp đậy;
+ Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ;
+ Không hút thuốc lá
+ Duy trì thông khí nơi ở hoặc nơi làm việc tốt;
+ Tránh tiếp xúc và tụ tập đông người, nơi không thoáng khí;
+ Hạn chế tiếp xúc trực tiếp các vật nuôi, động vật hoang dã.