THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 08:00

Lụy tình, Hoàng đế Lý Trị để nhà Chu chiếm quyền

Võ Tắc Thiên (còn gọi Võ Mị Nương) là một trong những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Trên con đường trở thành hoàng đế, bà đã dùng tài năng và cả mưu kế, thủ đoạn lần lượt chiến thắng các đối thủ của mình.

Tuy nhiên, nếu phải nhắc tới người tạo ra bước ngoặt đưa Võ Tắc Thiên vào con đường đầy quyền lực ấy, không thể không nói đến Đường Cao Tông Lý Trị, là phu quân của Võ Mị Nương, Cao Tông Hoàng đế đã gián tiếp giúp Võ Hậu vươn tới đỉnh cao danh vọng. 

Cùng tìm hiểu thêm về vị Hoàng đế nhà Đường này qua những câu chuyện điển tích ít người biết dưới đây.

Được lòng vua cha… vì khóc trong đám tang mẹ

Lý Trị là con trai thứ 9 của Đường Thái Tông Lý Thế Dân (599 – 649) nổi tiếng. Mẹ ông là Trưởng Tôn Hoàng Hậu – người vợ luôn giúp đỡ, phò tá Đường Thái Tông.

Theo bức chân dung vẽ khoảng thế kỷ XVIII, Lý Trị là người hơi đậm, khuôn mặt tròn, tai dài và lớn giống tai Phật, da dẻ hồng hào. Ông là người hiền lành, được đánh giá là hiếu thuận với cha mẹ khi còn nhỏ.

Hình ảnh mô tả Lý Trị.

Do chỉ là con thứ, Lý Trị ban đầu không được nhiều người để ý. Tuy nhiên, mọi chuyện thay đổi kể từ khi mẹ ông qua đời lúc cậu bé Lý Trị mới lên 9 đã khóc rất nhiều tại đám tang của Trưởng Tôn Hoàng Hậu – Ái phi được Đường Thái Tông rất sủng ái. Tiếng khóc lớn tới nỗi vua cha bắt đầu chú ý, để ý hơn đến hoàng tử nhỏ.

Hình ảnh Lý Trị thời bé trong phim Võ Tắc Thiên truyền kỳ.

Cũng từ đó, Lý Trị nhận được nhiều sự quan tâm của Đường Thái Tông hơn. Sau này, ông được trở thành Thái tử cũng nhờ tính cách ôn hòa, không tranh đấu như các anh trai và một phần ấn tượng sâu đậm trong lòng vua cha về câu chuyện thuở nhỏ. 

Dùng miệng hút mủ cho cha, thành hoàng đế hiếu thảo

Trong loạt phim Võ Tắc Thiên truyền kỳ, chính Võ Hậu là người hút máu mủ cho Thái Tông Hoàng đế khi ông bị thương. Song trong lịch sử, người làm việc này ít ai biết lại chính là Thái tử Lý Trị.

Theo cuốn Tân Đường Thư, năm 645 Đường Thái Tông đem quân tiến đánh nước Cao Câu Ly. Tuy nhiên, Vua lâm bệnh, cơ thể suy nhược lại bị thương do chiến trận nên nổi mụn nhọt khắp người. 

Lý Trị khi ấy tới thỉnh an, đã không ngại ngần dùng miệng của mình hút mủ trên người Thái Tông, giúp cha vơi bớt đau đớn. Các sử gia sau này đều đánh giá điển tích trên là bằng chứng rõ nét cho tấm lòng hiếu thảo của Thái tử Trị.

Cũng nhờ nét tính cách tốt này mà Lý Trị sau này được trở thành Hoàng đế. Bởi Đường Thái Tông dù yêu quý ông, song cho rằng con mình hiền lành yếu đuối tới nhu nhược nên định phế truất. May sao các đại thần can ngăn, khuyên Vua nên tin dùng người con hiếu thảo này nên Lý Trị mới được giữ làm Thái tử.

Mối tình oan trái với mẹ kế dẫn tới mất giang sơn

Võ Tắc Thiên (624 – 705) hơn Thái tử Lý Trị 4 tuổi. Năm 635, bà được đưa vào cung và trở thành Võ Tài Nhân, một trong những người thiếp của Đường Thái Tông. 

Tuy nhiên, giữa hai người dường như đã dành cho nhau những tình cảm nhất định. Đó là lý do mà sau này, khi Võ Tài Nhân buộc phải quy y cửa Phật, Đường Cao Tông đã gọi bà về và cưới làm phi. 

Theo các nhà sử học, nếu dựa vào nghi lễ Nho giáo, đây là điều không thể chấp nhận vào thời đó. Phần lớn đều đồng ý chắc chắn Cao Tông và Võ Mị Nương đã thầm yêu nhau từ trước đó, cộng thêm sự ủng hộ của Vương Hoàng Hậu – vợ của Lý Trị khi ấy nên Võ Hậu mới được gọi về cung. 

Sự kiện trên chính là bước ngoặt đối với cả Cao Tông và Võ Mị Nương. Kể từ khi về được cung, Võ Mị Nương từng bước chiếm được niềm tin của Lý Trị, leo lên ngôi Hoàng Hậu, sau đó là Thiên Hậu. 

 Đường Cao Tông thì sức khỏe ngày một suy yếu, để Võ Tắc Thiên lộng quyền. Có tích còn nói, Cao Tông có lúc bị đau đầu do phải uống quá nhiều thuốc kích thích Võ Hậu dâng lên. Năm 664, Cao Tông cũng đã có ý định phế Hậu nhưng bất thành, khiến trung thần Thượng Quan Nghi bị chém đầu, thái tử Lý Trung phải uống rượu độc.

 Dần dà, Cao Tông nghe lời vợ mù quáng tới mức phế các Thái tử là Lý Hiền, để con trai Lý Hoằng chết không rõ nguyên nhân… Để rồi cuối cùng sau khi ông qua đời, Thiên Hậu chiếm được thực quyền, nhanh chóng trở thành Hoàng đế và mở ra thời nhà Chu.

C.T.H

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh