THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 12:03

Những dấu hiệu cho thấy cuộc hôn nhân của bạn đang bên bờ vực thẳm

 

 

“Chuyện ấy” nguội lạnh

“Chuyện ấy” chính là biểu hiện rõ nhất của việc hai vợ chồng bạn sống có hạnh phúc hay không. Sau khi kết hôn, có con, nhu cầu về “chuyện ấy” của hai vợ chồng sẽ bị hạ thấp xuống. Thậm chí đôi khi bị “bỏ bẵng”. Đây thực sự là một sai lầm. Chuyện chăn gối là một trong những điều cần phải ưu tiên đầu tiên cho đời sống vợ chồng. Nếu thiếu điều đó, sự gắn kết vợ chồng chắc chắn sẽ bị rạn nứt.

Gần như không chuyện trò

Tất cả những câu đại loại như: “Anh nhớ mua giùm sữa”; “Thứ 7 này có thể về quê thăm ba mẹ được không?”… đều không được tính là chuyện trò, mà là những gì đã từng có trước kia, - không chỉ đơn giản là cùng xem phim và vắn tắt: “Phim cũng được” mà là hoa hết cả bốn chân tay lên để mà tranh cãi, thảo luận, khen ngợi… đã không còn nữa. Ngoài ra không phải là chuyện xem phim mà cả về sức khỏe, tôn giáo, có hay không con người trên sao Hỏa - những điều đó các bạn có thể nói với nhau ở bất cứ đâu chứ không chỉ ở nhà.

Chuyện đó nói lên điều gì? Bạn không còn thú vị với nhau nữa. Đơn giản là bạn cảm thấy nhàm chán. Giá như các bạn có gặp nhau trong một buổi hội hè nào đó như hai người không quen, chắc là các bạn sẽ chẳng buồn nói chuyện với nhau nữa. Đừng nói là yêu nhau!

Không còn sự tôn trọng lẫn nhau

Một cuộc hôn nhân bền vững chỉ có thể tồn tại khi có sự tôn trọng lẫn nhau. Thiếu sự tôn trọng, người vợ/chồng sẽ cảm thấy mình bị chối bỏ, phớt lờ, bị coi thường.

Nếu anh ấy/cô ấy thường xuyên nói hoặc làm mọi thứ mà không quan tâm tới cảm giác của đối phương thì mối quan hệ gần như không thể cứu vãn được, trừ khi anh ấy/ cô ấy thay đổi thái độ.

 

 

Nói kháy, xỏ xiên nhau

Điều này có thể xuất hiện ở mức độ châm biếm nhẹ nhàng “Ông mập đó còn lâu mới về, lại đi chén chú chén anh với bạn bè rồi” hay “Bà phù thủy ấy đang bực mình, đừng để ý đến bả”. Thói quen châm chích nhau, nhạo báng nhau, cãi cọ, nói kháy, móc méo, xỏ xiên nhau, nhận xét về nhau một cách mỉa mai… mà không phải chỉ khi có hai người, những điều này xảy ra cả khi hai bạn trong đám đông.

Chuyện ấy nói lên điều gì? Các bạn đã coi mối quan hệ gia đình này như nghĩa vụ, có nghĩa là các bạn không còn quý trọng tình cảm của nhau nữa. May mắn lắm thì một trong hai người còn yêu người kia nên cố gắng chịu đựng. Tất nhiên là mỗi cặp đôi đều có “ngôn ngữ trao đổi” riêng của mình. Nhưng kiểu cách giao tiếp này tiềm ẩn những điều không an toàn.
Bạn không bao giờ có thể nhận ra rằng từ chuyện chế nhạo mang tính đùa giỡn sẽ biến thành những lời ác độc chua cay vào lúc nào. Mà nó là điều vô cùng nguy hiểm. Một lúc nào đó người ta sẽ không quên và không bỏ qua nữa, những câu nói mỉa mai sẽ đâm vào tim. Bên cạnh đó, bất ngờ sẽ xuất hiện một nhân vật thứ ba không nhìn thấy trong người kia một “ông mập” hay “bà phù thủy” và ở bạn sẽ xuất hiện cảm giác thích thú với sự quý trọng, nâng niu dành cho mình từ một người ngoài cuộc.

Một trong hai người liên tiếp ngoại tình

Ngoại tình là điều rất khó để các cặp vợ chồng vượt qua. Sự nghi kỵ, thù hằn ở người bị phản bội là rất lớn. Để có thể cứu vãn hôn nhân sau khi một người đã ngoại tình, ở đây cần có sự hối hận, xin lỗi, cam kết sẽ từ bỏ và tìm kiếm người hòa giải, tư vấn. Rất nhiều người đã không thể vượt qua được nỗi đau của sự phản bội hết lần này đến lần khác nên dẫn đến ly hôn.

T.H(tổng hợp)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh