CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:56

Những công trình tạo dấu ấn 40 năm sau ngày giải phóng

 

Khu đô thị Phú Mỹ Hưng: Đây là khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của cả nước được Bộ Xây dựng công nhận. Ảnh Trần Trúc Sơn.

Nằm ở phía Nam Sài Gòn, Phú Mỹ Hưng là một trong những khu đô thị đứng đầu cả nước về tỷ lệ không gian xanh.  Ảnh Phạm Nhật Thưởng.

Mỗi năm Phú Mỹ Hưng tổ chức nhiều hoạt động kết nối cộng đồng như chương trình đi bộ từ thiện Lawrence S.Ting, Hội chợ Hoa xuân, Đêm nhạc tưởng nhớ cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn…nhằm tạo ra giá trị phong phú cho đời sống văn hóa tinh thần của cư dân sinh sống tại đây. Ảnh Kha Thành Trí Đạt.

Sau 10 năm thi công, tháng 8/2012, dự án cải tạo, hồi sinh kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè do Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị TP HCM thực hiện được khánh thành trong sự chờ mong của hàng triệu người dân thành phố. Ảnh Mai Triều Nguyên.

Công trình có tổng vốn đầu tư giai đoạn một là hơn 8.600 tỷ đồng, trong đó hơn 1.600 tỷ đồng chi phí bồi thường giải tỏa hơn 7.000 hộ dân với gần 50.000 người. Công trình cũng đã lắp đặt gần 16 km bờ kè đứng bằng cừ bản bê tông dự ứng lực và nạo vét gần 1,1 triệu m3 đất, gia cố 16 cây cầu dọc tuyến kênh… và được xem là dự án có quy mô lớn nhất thành phố.

Đường hầm vượt sông Sài Gòn: Đây là một phần trong dự án Đại lộ Đông Tây nối quận 1 TP. HCM với Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Đường hầm có 6 làn xe ôtô được dìm dưới lòng sông Sài Gòn (có ngầm đáy sông). Nguồn vốn đầu tư từ Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Nhật Bản có vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Tổng thầu thi công là liên danh các nhà thầu Nhật Bản.

Theo quy hoạch, Khu đô thị mới Thủ Thiêm được kết nối với đô thị hiện hữu bằng một số cây cầu như Cầu Thủ Thiêm nối quận Bình Thạnh; cầu Ba Son nối với quận 1; Cầu Phú Mỹ nối với quận 7 và một cây cầu nữa nối với quận 4. Chiều 20/11/2011, lễ thông xe hầm Thủ Thiêm được tổ chức.

Sáng ngày 21 tháng 11, hầm Thủ Thiêm chính thức được thông xe sau gần 7 năm thi công, kết nối hai bờ sông và giảm tải cho cầu Sài Gòn, đồng thời làm động lực cho sự phát triển của thành phố. Công trình được đánh giá là hầm vượt hiện đại nhất Đông Nam Á.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE): Được thành lập tháng 7/2000, HOSE là đơn vị trực thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và quản lý hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của Việt Nam. Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM đặt tại số 16 đại lộ Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 hoạt động với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng.

Hình ảnh biểu tượng của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM. Hai con vật tiêu biểu nhất của thị trường chứng khoán chính là bò (bull) và gấu (bear). Hình tượng con bò tượng trưng cho xu hướng tăng (bull market) và những điều thuận lợi của thị trường chứng khoán, được sử dụng để làm các kỷ vật, món đồ lưu niệm liên quan đến lĩnh vực chứng khoán. Đối với nhà đầu tư chứng khoán kỳ cựu, bức tượng bò và gấu đặt phía trước Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc.

Khu chế xuất Tân Thuận: Nằm cách trung tâm thành phố 4km, Khu chế xuất Tân Thuận nằm trên diện tích 300h, thuộc quận 7 TP. HCM. Đây là khu chế xuất đầu tiên ở Việt Nam do Ban Quản lý Khu chế xuất Tân Thuận (Công ty TNHH Tân Thuận) làm chủ đầu tư. Được đưa vào vận hành năm 2009, dự án có tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho 60 nghìn công nhân, lao động. Hiện Khu chế xuất này có gần 150 doanh nghiệp hoạt động, chủ yếu là các công ty liên doanh với Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

Công viên phần mềm Quang Trung: Được thành lập vào năm 2001, Công viên phần mềm Quang Trung là một trong những dự án trọng điểm cho kế hoạch phát triển của TP HCM. Tọa lạc trên diện tích trên 430.000m2, Công viên Quang Trung được chia làm các khu vực với chức năng khác nhau như khu sản xuất phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT), khu triển lãm, khu nhà ở và khu vực giải trí nhằm đảm bảo các điều kiện hoạt động về ăn ở, sinh sống, làm việc và giải trí cho các chuyên viên CNTT.

Với cơ sở hạ tầng hiện đại và chi phí cạnh tranh, Công viên phần mềm Quang Trung còn cung cấp một môi trường làm việc hoàn hảo với mục tiêu thu hút 20.000 người vào năm 2010.

Những kỷ lục này không chỉ nằm trong phạm trù hình thức thông thường (dài nhất, rộng nhất, cao nhất…) mà tập trung giới thiệu những giá trị nội dung tiêu biểu về văn hóa, xã hội, lịch sử,  kinh tế... rất đặc trưng của TP. HCM. Ảnh Nguyễn Bảo Phúc.

Quý Đức-TH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh