THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 08:22

Những chương trình nghệ thuật đỉnh cao được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội

 

Nghệ thuật truyền thống sẽ biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Hòa nhạc Giao hưởng đặc biệt tại Nhà hát Lớn lần này sẽ bao gồm: Khúc khởi nhạc “Chào mừng” của Giáo sư, Nghệ sỹ Nhân dân Trọng Bằng công diễn năm 1986 nhân kỷ niệm 10 năm đất nước thống nhất. Tác phẩm thể hiện niềm tin, lòng tự hào của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong âm điệu “khoan hò khoan hự hò khoan”, mô tả tình yêu thương quê hương đất nước, với âm sắc quyến rũ của đàn bầu. Các chủ đề âm nhạc tương phản, dẫn đến đoạn kết như khúc khải hoàn tráng lệ. Cùng với đó là bản Aria "Largo al factotum". Đây là trích đoạn vở Nhạc kịch nổi tiếng “Người thợ cạo thành Seviglia” của G.Rossini - nhà soạn nhạc người Ý, được coi là bậc thầy của nghệ thuật Nhạc kịch châu Âu. Tác phẩm của ông đã trở thành kịch mục biểu diễn thường xuyên của nhà hát ở nhiều nước trên thế giới.

Đặc biệt, chương trình hòa nhạc cũng gửi đến công chúng tác phẩm “Người Hà Nội” thể hiện không khí hào hùng, tinh thần cách mạng, lòng tự tôn và tự hào dân tộc trong những năm đầu kháng chiến, thể hiện niềm tin vào tương lại, chiến thắng. Ngoài ra, tuyệt phẩm Variations on a Rococo Theme Op.33 (Biến tấu trên chủ đề Rococo) của Tchaikovsky và Symphony No.5 C minor, Op.67. Bản giao hưởng số 5 cung Đô thứ, hay còn được gọi là “Giao hưởng Chiến thắng” hay “ Giao hưởng Định mệnh” của Ludwig van Beethoven cũng được Dàn nhạc Giao hưởng biểu diễn trong chương trình.Bộ VH-TT&DL cho biết, kế hoạch biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tác phẩm sân khấu tại Nhà hát Lớn Hà Nội nhằm giới thiệu các chương trình nghệ thuật, tác phẩm sân khấu tiêu biểu, có chất lượng nghệ thuật cao của các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Bộ VH-TT&DL để phục vụ khán giả yêu nghệ thuật Thủ đô, cả nước và du khách quốc tế. Điều này sẽ tạo điều kiện, môi trường thuận lợi nhất để các đơn vị nghệ thuật, các nghệ sĩ, diễn viên có nhiều cơ hội thể hiện tài năng, sức sáng tạo nghệ thuật, cống hiến nhiều hơn cho khán giả trong không gian văn hóa sang trọng nhất của Thủ đô Hà Nội.

Đây cũng là cơ hội giúp khán giả yêu nghệ thuật chân chính có nhiều cơ hội được thưởng thức các chương trình nghệ thuật, tác phẩm sân khấu đạt chất lượng cao thuộc các loại hình nghệ thuật của Việt Nam và thế giới. Đồng thời, giới thiệu, quảng bá tinh hoa văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, đưa Nhà hát Lớn Hà Nội trở thành địa chỉ sinh hoạt văn hóa tiêu biểu để khán giả trong nước và quốc tế thường xuyên đến thưởng thức các chương trình nghệ thuật, tác phẩm sân khấu chất lượng cao, thăm quan Di tích lịch sử cấp quốc gia đã có hơn 100 năm tuổi. Theo đó, 12 nhà hát nghệ thuật thuộc Bộ VH-TT&DL sẽ biểu diễn luân phiên tại Nhà hát Lớn bắt đầu từ 30/8 tới. Từ tháng 9 hết năm 2016 sẽ có gần 20 buổi diễn của các nhà hát nghệ thuật của Bộ luân phiên biểu diễn tại sân khấu Nhà hát và kế hoạch cho cả năm 2017 là gần 100 buổi diễn vào các ngày cuối tuần.

Ngay sau chương trình biểu diễn của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, ngày 31/8 sẽ là vở kịch “Biệt đội báo đen” do Nhà hát Kịch Việt Nam biểu diễn và chương trình “Âm nhạc và các trích đoạn chèo truyền thống mẫu mực” do Nhà hát Chèo Việt Nam biểu diễn tối 1/9. Sau đó, các nhà hát khác cũng đã lên lịch đưa các chương trình nghệ thuật đặc sắc nhất đại diện cho bộ môn nghệ thuật và “thương hiệu” của Nhà hát để “khoe” với khán giả tại Nhà hát Lớn. Đây là bước khởi đầu để bảo tồn văn hóa truyền thống, xây dựng tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao theo chủ trương của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện.

DUY LINH/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh