THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:31

Những chàng trai Tây Nguyên khởi nghiệp từ rượu cần

Buổi chiều trên cao nguyên, Tôi đến gặp Y Nay Niê (thôn Hòa Thành, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk tỉnh Đắk Lắk) được nghe Anh chia sẻ: sau khi tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh tại một trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh (năm 2016), Anh được nhận vào làm việc tại một hãng bia nhưng Y Nay bỏ công việc ở hãng bia với mức thu nhập khá để về quê lập nghiệp. Cuối năm 2017, trong một lần tình cờ đến thăm người thân ở huyện Krông Búk, được chứng kiến quy trình làm rượu cần Êđê truyền thống của dân tộc Tây Nguyên. Anh bảo: Nhiều người tò mò về rượu cần, thứ rượu không nấu, ngọt đậm dễ uống nên đổ xô đi tìm. 

Vì nhu cầu, nhiều thương hiệu rượu cần ra đời. Có nhiều người trực tiếp ủ rượu nhưng không hiểu quy trình làm, lẫn văn hóa uống rượu. Chính vì thế nhiều du khách háo hức lên Tây Nguyên để tìm men rượu cần nhưng chỉ nhận được sự thất vọng bởi chất lượng hiện nay không được như ngày xưa. Nhận thấy nhu cầu thị trường ngày càng tăng cao, đặc biệt là mua rượu cần để làm quà biếu hay sử dụng vào dịp trọng đại của buôn làng và lễ tết. Đầu năm 2018, Y Nay bắt tay vào làm rượu cần, sau 3 mẻ (9 ché) bị hư không uống được, đến lần thứ 4, rượu có mùi thơm và độ ngọt đặc trưng, được các bậc trưởng bối trong xã thừa nhận.

 Những chàng trai Tây Nguyên khởi nghiệp từ rượu cần - Ảnh 1.

Anh Y Knáp và thương hiệu rượu cần truyền thống

Hiện tại bình quân mỗi tháng Y Nay sản xuất khoảng 60 ché trượu cần các loại theo đơn đặt hàng của người tiêu dùng. Y Nay luôn đặt tiêu chí ngon, sạch sử dụng nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên với cách ủ gia truyền của người ÊĐê. Để mở rộng quy mô và tiếp cận với những đối tác lớn, Anh tham gia các gian hàng giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm…

Với Anh Y Knap (Sinh năm 1989) bí thư chi đoàn buôn Ea M'droh, xã Ea M'droh, huyện Cư Mgar sinh ra và lớn lên trong một gia đình người M'Nông ở huyện Đắk Min, tỉnh Đắk Nông. Sau khi tốt nghiệp đại học ngành cộng nghệ điện tử viễn thông, đã làm việc 3 năm tại thành phố Hồ Chí Minh, sau khi lập gia đình Anh bỏ công việc này theo Vợ về buôn Ea M'droh, xã Ea M'droh huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk lập nghiệp. Sống tại quê vợ là người Êđê, nhưng Vợ chồng Anh rất tâm huyết với rượu cần truyền thống mà ở mảnh đất này không còn nhiều gia đình làm rượu cần.

 Những chàng trai Tây Nguyên khởi nghiệp từ rượu cần - Ảnh 2.

Các bạn trẻ trải nghiệm văn hóa rượu cần tại nhà anh Y Knáp

Anh Y Knáp cho biết: Những năm gần đây nhiều thanh niên người đồng bào bản địa ở các buôn làng trong tỉnh đa số chọn khởi nghiệp từ rượu cần truyền thống nhằm bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Riêng gia đình Anh mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 500 ché rượu cần thương hiệu "rượu cần Ama Tâm". Hiện tại nhà anh còn là nơi để mọi người đến trải nghiệm ủ rượu cần. Năm nay có hơn 20 đoàn đến nhà Anh tham quan, trải nghiệm mô hình làm rượu cần. Trong buôn làng người Êđê, rượu cần mỗi gia đình có một vị đặc trưng riêng, tác dụng khác nhau, vị chua, ngọt đắng hoặc nhạt. Khi họ xếp từng ché rượu cần uống thì xếp theo từng vị của rượu, các vị này sẽ giải vị cho nhau nên có thể vui chơi uống thoải mái thâu đêm mà không say.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh