CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:24

Bí quyết giúp bạn phân biệt mỹ phẩm thật - giả chuẩn 100%

 

Kẻ bán vẫn thu lời, người mua vẫn gánh hậu quả

“Tiền mất mà tật vẫn mang” - hậu quả của những câu chuyện mỹ phẩm giả chẳng biết bao giờ mới đến hồi kết.

Mỗi ngày, lượng mỹ phẩm giả vẫn được đưa vào thị trường và tiêu thụ với số lượng lớn và người mua theo tỉ lệ đó cũng ngày một nhiều. Ngày càng nhiều số vụ “bóc phốt” nhau trên mạng hay cảnh tỉnh vì hậu quả làn da phải nhận lấy quá nặng nề như: tàn phá, dị ứng, nhiễm trùng…

Da dị ứng, mẩn đỏ và lên mụn vì mỹ phẩm dởmMặt hàng, nhãn hàng mỹ phẩm nào đang được làm nhái nhiều nhất


Hiện nay, mặt hàng được làm nhái nhiều nhất dựa trên nhu cầu sử dụng của khách hàng và đó chính là son môi. Khi mà người ta đánh son không chỉ để đẹp mà còn phải phong cách và ăn ý với trang phục thì việc mỗi cô nàng sở hữu từ vài ba sản phẩm đến cả chục thỏi son là điều hết sức bình thường.

Son là mặt hàng mỹ phẩm bị làm nhái nhiều nhất

Nó được bán nhan nhản với giá từ 30.000 VNĐ…

… tới vài trăm nghìn hay thậm chí được bán với giá ngang ngửa hàng xịn

Những thương hiệu mỹ phẩm “chẳng may” bị làm nhái nhiều nhất hiện nay là MAC, NYX, 3CE, Bourjois…

Vì đâu mà hàng nhái có đất sinh sôi nảy nở?

Xã hội phát triển kéo theo nhu cầu làm đẹp ngày càng cao chính là mảnh đất màu mỡ của mỹ phẩm kém chất lượng.

Bên cạnh đó, sự tinh vi của hàng nhái khiến người tiêu dùng nhiều khi hoang mang, chỉ cần lơ là một chút là sẽ mua phải hàng kém chất lượng ngay. Thậm chí, nhiều tín đồ vẫn phân biệt mỹ phẩm thật giả bằng mã vạch và thật ra cách này không hề chính xác như bấy lâu ta vẫn tưởng. Mã số mã vạch là chìa khóa dẫn đến kho dữ liệu tương ứng để mô tả thông tin sản phẩm chứ không phải để phân biệt thật - nhái.

Mỹ phẩm nhái ngày càng tinh vi hơn để qua mắt người tiêu dùng. Nếu bạn không nắm rõ thì sẽ rất dễ bị lừa

Một nguyên nhân khác phải kể đến là tâm lý ham rẻ khi có rất nhiều shop bán hàng tung ra các sản phẩm giá rẻ gấp nhiều lần khiến tín đồ làm đẹp hoa mắt.

Mỹ phẩm nhái rất phong phú và cập nhật theo từng ngày. Sau khi mỹ phẩm chính hãng ra mắt thì chỉ 1 thời gian ngắn sau sẽ có mẫu nhái tương tự

Làm thế nào để phân biệt rõ hàng thật - giả

Khi mà mẫu mã của hàng nhái ngày càng tinh vi thì tâm lý người tiêu dùng lại càng hoang mang hơn. Vì thế, trước khi quyết định mua 1 món mỹ phẩm nào, hãy tìm hiểu trực tiếp trên trang web bán hàng chính hãng của sản phẩm đó để không mua phải hàng kém chất lượng.

1. Về bao bì và vỏ sản phẩm

Mỹ phẩm nhái được làm thủ công, kém tinh xảo hơn hẳn so với hàng thật. Vì thế, bạn có thể nhận định qua 1 số yếu tố trên bao bì như hàng nhái thì mực bị nhòe, thiếu nét, thiếu thông tin về sản phẩm hoặc vỏ hộp có kích thước cũng như màu sắc hơi khác so với hàng xịn.

Hàng thật có kích thước hộp rộng hơn và có hình các màu phấn ở bên dưới chữ, còn hàng giả thì không có

Nếu nhìn qua, bạn sẽ khó nhận ra đâu là thật - giả. Tuy nhiên khi để nghiêng dưới ánh đèn sẽ thấy vỏ son M.A.C giả bóng hơn một chút, còn son thật vỏ lì

Theo đó, vỏ sản phẩm xịn cũng được sản xuất công phu, tinh xảo hơn nhiều và thông thường, hàng nhái còn được là khác đi 1 chút. Tương tự, độ mượt của màu sắc bên ngoài, độ mịn của thân sản phẩm và sự chắc chắn khi cầm trên tay của các sản phẩm chính hãng sẽ là 1 đẳng cấp cao hơn.

Son Bourjois nắp son giữa trung tâm có vết lõm là hàng giả

2. Màu sắc và chất sản phẩm

Chẳng cần bàn cãi nhiều, dù mẫu mã bên ngoài có tinh vi đến đâu thì chất lượng bên trong của mỹ phẩm nhái luôn thua xa hàng thật. Màu sắc sản phẩm có thể tối, nhìn kém sang bởi hàng thật thường có sự pha trộn màu sắc rất tinh tế và cao tay.

Son nhái có màu nhợt nhạt hơn

Chất của hàng thật cũng hơn hẳn. Ví dụ như phấn nền thật sẽ mịn mướt hơn, son thỏi sẽ bám màu mà không gây bột cho môi.

Son dưỡng môi Honey Pot của Skin Food thật chỉ có 3 màu chứ không hề có màu hồng. Que lấy sản phẩm thật là que gỗ thay vì nhựa như hàng giả

3. Logo, tên thương hiệu

Các cơ sở sản xuất mỹ phẩm nhái thường sao chép hàng thật và thay đổi 1 chút, thêm bớt vài nét, thay đổi font chữ, thay đổi kích thước… để tránh khâu kiểm tra, kiểm duyệt của các cơ quan chức năng. Tên sản phẩm nhái có thể biến đổi 1 số chữ như: Lamcome thay vì Lancome, Kenzzo thay vì Kenzo, Lokasta hay vì Lacoste… nên bạn cần chú ý cẩn thận để không bị lừa.

Logo của son dưỡng Baby Skin thật dày dặn hơn với bao bì nhựa trong suốt. Tên Baby Skin được thay thế thành Babe Skin

4. Hương thơm và cảm quan

Khi chọn mua mỹ phẩm, bạn có thể thoa thử 1 chút lên tay, hàng thật sẽ có mùi hương dễ chịu thay vì mỹ phẩm giả lại nồng nặc hóa chất.

MAC là 1 trong những hãng bị làm giả nhiều nhất. Dù nhìn qua bên ngoài, sản phẩm nhái trông rất công phu nhưng mùi son hắc, nồng chứ không dịu như hàng chuẩn

Tương tự, cảm quan khi sử dụng của mỹ phẩm auth - fake sẽ khác nhau rất lớn. Ví dụ như mỹ phẩm xịn như phấn, kem khi thoa lên da sẽ mịn, mướt, hương thơm nhẹ trong khi hàng giả có cảm giác bí, nặng da và mùi nồng.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh