THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 10:57

Nhìn lại chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt

Đồng bào miền núi được hỗ trợ xây dựng các công trình nước sạch

Mặc dù vẫn còn khó khăn, song nhìn lại kết quả thực hiện có thể thấy các cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành luôn thường xuyên quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện quyết định. Như tại tỉnh Hà Giang, quá trình thực hiện đã đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ. Việc hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt được rà soát nhu cầu từ cơ sở, khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở những nơi còn khó khăn về nguồn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở những vùng sâu, vùng xa có thêm đất để tăng gia sản xuất phát triển kinh tế gia đình. Theo thống kê thì riêng năm 2015, tỉnh đã hỗ trợ đất sản xuất cho trên trăm hộ và hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho hàng nghìn hộ dân.

Cũng là mục tiêu đó, tỉnh Yên Bái xem đây là nhiệm vụ trọng tâm nên đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình, đã xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Trong đó chú trọng nguyên tắc các hộ được hỗ trợ kinh phí phải có nước sinh hoạt ổn định và bố trí ở khu vực thuận tiện cho sinh hoạt gia đình; Kế đến là đảm bảo về c thực hiện chính sách hỗ trợ những hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn bản quỹ đất sản xuất, mua sắm nông cụ, máy móc. Cùng với mục tiêu đó, tỉnh cũng quan tâm đầu tư về y tế, giáo dục, văn hoá thông tin, chính sách xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường giao thông từng bước được cải tạo, mở mới từ tỉnh đến huyện, từ tỉnh đến các khu vực và các xã, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và giao lưu kinh tế - văn hoá. Các hộ dân được hỗ trợ đã phần nào giải quyết những khó khăn trước mắt và từng bước cải thiện đời sống.

Người dân miền núi được hỗ trợ đất sản xuất

Còn ở Tây Nguyên, các tỉnh cũng đã thực hiện tốt quyết định, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, ổn định, nâng cao đời sống, góp phần đáng kể vào thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo trên địa bàn. Điển hình như tại Đắk Nông. Tỉnh đã hỗ trợ đất ở cho 175 hộ với diện tích 3,22 ha; hỗ trợ đất sản xuất cho 4.429 hộ không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, đào tạo nghề cho 334 lao động, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề như: mua nông cụ, máy móc, hỗ trợ kinh phí để sản xuất cho 3.817 hộ, đi xuất khẩu lao động 67 người; hỗ trợ khoanh nuôi bảo vệ rừng cho 58 hộ với diện tích khoảng 1.160 ha. Hỗ trợ kinh phí cho 5.146 hộ gia đình tự đào giếng hoặc mua dụng cụ chứa nước; đầu tư xây dựng mới 16 công trình và duy tu bảo dưỡng 77 công trình nước sinh hoạt tập trung.

Còn tại Kon Tum, tỉnh cũng đã hỗ trợ đất sản xuất cho trên 2.621 hộ với diện tích 843 ha; Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho 2.698 hộ và 1.232 lao động có nhu cầu đào tạo nghề; Hỗ trợ đi xuất khẩu lao động 13 người; Hỗ trợ giao khoán bảo vệ rừng 84 hộ và hỗ trợ trồng rừng:113 hộ với diện tích 57 ha; Hỗ trợ đất ở cho 2.096 hộ, với diện tích 55 ha; Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho: 7.929 hộ và xây dựng 13 công trình nước sinh hoạt tập trung phục vụ cho khoảng 527 hộ hưởng lợi và duy tu bảo dưỡng 137 công trình nước sinh hoạt tập trung, phục vụ cho khoảng 8.958 hộ. Một số huyện tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung hỗ trợ như: Huyện Tu Mơ Rông đã hỗ trợ đất sản xuất cho 91 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 886 hộ; tại huyện Ngọc Hồi đã hỗ trợ đất sản xuất cho 68 hộ; huyện Kon Plong đã hỗ trợ đất sản xuất cho 47 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 717 hộ; huyện Đăk Glei hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.498 hộ...

Đạt được những kết quả trên, là kết quả của sự quan tâm hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành, và sự nhiệt tình hưởng ứng, đồng thuận tham gia thực hiện của nhân dân.

Mục tiêu của quyết định đáp ứng được yêu cầu mong mỏi của nhân dân, song để làm tốt hơn nữa quyết định này, các tỉnh cần xem đây là nhiệm vụ chiến lược thực hiện nhằm tạo điều kiện cho người dân có cuộc sống ổn định, góp phần đưa khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước phát triển bền vững. Và để làm được điều đó cần tập trung thực hiện một số giải pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện tốt các quy định của luật đất đai và các quy định liên quan nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật; Tăng cường trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng trên lĩnh vực đất đai, nhất là thực hiện quy hoạch dân cư, rà soát, bàn giao lại các quỹ đất của các nông, lâm trường; Tích cực thực hiện các giải pháp, huy động và lồng ghép các nguồn vốn để tạo quỹ đất ở và đất sản xuất, đồng thời thực hiện có hiệu quả các chính sách giải quyết về đất ở, đất sản xuất hiện nay; Thường xuyên mở các lớp đào tạo nghề, chuyển đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo ra nhiều công việc phi nông, lâm nghiệp ở miền núi; Quy hoạch, bố trí lại dân cư ở các vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở để ổn định cuộc sống, đảm bảo an toàn tính mạng của nhân dân; Xem xét chuyển đổi một phần diện tích đất sử dụng không hiệu quả, sai mục đích từ những chương trình, dự án để giao cho người dân địa phương.

HẠNH NGUYÊN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh