THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:12

Nhiều mộ cổ 2.000 năm được phát hiện ở đảo Lý Sơn

 

Ngày 13/11, tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi - Phó giám đốc bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi cho biết, Sở Văn hóa vừa tổ chức khai quật điểm khảo cổ Suối Chình ở xã An Hải, huyện Lý Sơn.

Trong 10 m2 khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện 6 mộ cổ gồm các loại mộ vò, mộ nồi, mộ đất có niên đại thế kỷ I, II sau Công nguyên. "Đặc biệt là loại mộ nồi chôn úp nhau, bên trong có di cốt trẻ em được cải táng", tiến sĩ Khôi nói.

Một số mộ có đồ tùy táng là trang sức như hạt cườm đá, hạt cườm thủy tinh, khuyên tai, các chuỗi hạt chế tác từ vỏ ốc tượng. "Có mộ có nhiều đồ tùy táng nhưng mộ khác lại không có, chứng tỏ xã hội Sa Huỳnh đã phân chia giàu nghèo", ông Khôi nhận định.

Nhà khoa học phát hiện mộ cổ của cư dân Sa Huỳnh ở Suối Chình, Lý Sơn. Ảnh: Đoàn Ngọc Khôi.

Nhà khoa học phát hiện mộ cổ của cư dân Sa Huỳnh ở Suối Chình, Lý Sơn. Ảnh: Đoàn Ngọc Khôi.

 

Văn hóa Sa Huỳnh được hình thành từ năm 1.000 trước Công nguyên, là một trong ba cá nôi cổ xưa của văn minh ở Việt Nam.

Theo tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, Văn hóa Sa Huỳnh trên đảo Lý Sơn hình thành từ dòng chảy văn hóa trong đất liền ở hai huyện Đức Phổ và Bình Sơn. Đến nay, di chỉ của nền văn hóa này đã được phát hiện ở Xóm Ốc và Suối Chình, có niên đại từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ hai.

Trong đó, suối Chình là suối nước ngọt bắt nguồn từ chân núi Thới Lới chảy ra biển. Cộng đồng cư dân cổ Sa Huỳnh đã chọn địa điểm dưới chân núi và gần nguồn nước ngọt để sinh sống, khai thác nguồn hải sản dồi dào từ biển và nguồn thực phẩm trên núi.

 

Mộ nồi của cư dân Sa Huỳnh được phát hiện ở Suối Chỉnh, Lý Sơn. Ảnh: Đoàn Ngọc Khôi.

Mộ nồi của cư dân Sa Huỳnh được phát hiện ở Suối Chỉnh, Lý Sơn. Ảnh: Đoàn Ngọc Khôi.

 

Năm 2000 và 2005, Viện Khảo cổ phối hợp với Sở Văn hóa Quảng Ngãi từng tổ chức khai quật địa điểm này. Năm nay, Bộ Văn hóa tiếp tục cho phép Sở Văn hóa Quảng Ngãi khai quật và bảo tồn, gắn với Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh.

Ngoài các vỏ nhuyễn thể làm công cụ và trang sức, qua các lần khai quật, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều công cụ lao động như rìu, đục, bàn mài, chì lưới, dao cuốc... bằng đá, đồng, sắt.

Vòng tay vỏ ốc, mặt trang sức bằng xương thú, mặt dây chuyền bằng vỏ điệp được phát hiện ở Suối Chình. Ảnh: Đoàn Ngọc Khôi.

Vòng tay vỏ ốc, mặt trang sức bằng xương thú, mặt dây chuyền bằng vỏ điệp được phát hiện ở Suối Chình. Ảnh: Đoàn Ngọc Khôi.

 

"Văn hóa Sa Huỳnh trên đảo Lý Sơn mang đậm tính biển đảo. Địa điểm Suối Chình cần được khoanh vùng bảo vệ, công nhận di tích cấp tỉnh, quốc gia và khai quật, bảo tồn, trưng bày tại chỗ để phục vụ phát triển du lịch", tiến sĩ Khôi đề xuất.

Đông Hải (Tổng hợp).

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh