THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 11:20

Nhiều hoạt động hiệu quả hỗ trợ can thiệp giảm hại cho người bán dâm

Tiếp cận đối tượng nữ lao động tại các cơ sở dễ phát sinh tệ nạn

Qua kết quả khảo sát bước đầu do các nhóm cộng đồng thực hiện tại 52/112 cơ sở kinh doanh dịch vụ tại khu vực này, chỉ khoảng 10% các nữ lao động sử dụng bao cao su khi "tiếp khách" và số lao động đi khám sức khỏe định kỳ theo tháng hoặc quý chiếm tỉ lệ cực kỳ thấp.

Nhận thấy vấn đề đáng lưu tâm này, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP. HCM đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng (SCDI), chính quyền địa phương và một số đơn vị khác thành lập CLB Sen Hồng tại địa chỉ 109B Phạm Ngũ Lão (quận 1).

Đây là mô hình hỗ trợ, tư vấn, can thiệp giảm hại cho nữ lao động làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ trên hai tuyến đường Phạm Ngũ Lão và Bùi Viện.

Trong 3 năm triển khai kể từ giữa năm 2017, CLB Sen Hồng đã tiếp cận trên 514 người bán dâm, trong số đó gần 100 người được tham gia những dịch vụ y tế.

Với nòng cốt là CLB Sen Hồng, sau đó Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội TP. HCM đã tiếp tục phối hợp với SCDI, và xây dựng thí điểm "Mô hình hỗ trợ, can thiệp giảm hại đối với nữ lao động đang làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện" trên địa bàn phường Phạm Ngũ Lão (quận 1, TP. Hồ Chí Minh), và đang được đánh giá là hoạt động khá hiệu quả.

Nhưu vậy, đến nay sau gần ba năm thực hiện, các nhóm tự lực hỗ trợ người bán dâm trong các mô hình đã tiếp cận những đối tượng nữ lao động tại các cơ sở dễ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn để truyền thông thay đổi hành vi tình dục không an toàn; khám sức khỏe định kỳ, cung cấp các kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý và xã hội có liên quan.

Các nhóm tự lực hỗ trợ người bán dâm trong mô hình đã tiếp cận những đối tượng nữ lao động tại các cơ sở dễ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn để truyền thông thay đổi hành vi tình dục không an toàn, khám sức khỏe định kỳ, cung cấp các kiến thức pháp luật, hỗ trợ pháp lý và xã hội có liên quan.

Tại TP. Hồ Chí Minh, trục đường Phạm Ngũ Lão, Bùi Viện, Đỗ Quang Đẩu có nhiều loại hình dịch vụ như bar, club, nhà hàng, quán ăn… trong đó có nhiều dịch vụ khá nhạy cảm.

Do vậy, việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, bảo vệ cho nữ lao động là rất cần thiết, nhằm tạo ổn định an ninh trật tự của địa phương.

Hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm

Mô hình gồm 4 lĩnh vực hoạt động chính: Tiếp cận truyền thông cá nhân, truyền thông nhóm nhằm giảm lây nhiễm HIV, các bệnh về đường tình dục trong quá trình làm việc nếu có trong nhóm khách hàng;

Chuyển gửi khách hàng đến các dịch vụ lây nhiễm HIV, các bệnh về đường tình dục, viêm gan siêu vi B, C hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, tư vấn tâm lý, pháp lý đễ hỗ trợ các chị em đến những nơi cần thiết;

Lắng nghe, chia sẻ nhằm giảm rủi ro, hướng dẫn hành vi an toàn khi hành nghề. Ngoài ra một số cơ sở còn cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV tại cộng đồng (laytest), giúp cộng đồng tiếp cận được các dịch vụ tốt hơn, và nhận kết quả nhanh hơn;

Qua truyền thông nhóm (từ 6 đến 10 người), khách hàng có thể có không gian riêng biệt, chia sẻ cởi mở. Nhóm giúp khách hàng hỗ trợ lẫn nhau chia sẻ kinh nghiệm, kĩ năng, kiến thức bảo vệ nhau để giảm rủi ro, có hành vi an toàn trong công việc, cuộc sống để hỗ trợ cho các em làm việc tại các cơ sở làm việc tốt.

Ngoài ra, nhiều năm qua Sở LĐ-TB&XH vẫn phối hợp với các đơn vị có liên quan duy trì và triển khai hai mô hình: "Hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn mại dâm" và "Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội đối với người bán dâm".

Các cơ quan chức năng ngoài kiểm tra, xử lý cơ sở có nghi vấn hoạt động mại dâm còn duy trì, kết nối các mô hình trợ giúp tại cộng đồng đối với người bán dâm.

Cụ thể như cung cấp các dịch vụ về tư vấn pháp lý, chăm sóc sức khỏe, can thiệp giảm hại, phòng tránh lây truyền HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường tình dục khác.

Ngoài ra còn hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm thông qua chương trình an sinh xã hội để giúp đỡ người bán dâm hoàn lương, thay đổi công việc, ổn định cuộc sống.

Tuy nhiên, Sở LĐ-TB&XH cũng đánh giá các chương trình can thiệp giảm tác hại cho nhóm người bán dâm còn đang trong giai đoạn thí điểm, do đó triển khai chưa đồng bộ, hạn chế về nguồn lực nên số người được tiếp cận dịch vụ chưa nhiều.

Cũng chính vì vậy các chương trình còn gặp những khó khăn nhất định trong việc xây dựng các chính sách, pháp luật hỗ trợ cho phù hợp.

Nguyễn Thanh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh